Bộ Công thương: 8 vị trí ở 5 tỉnh có tiềm năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân

(Baohatinh.vn) - Bộ Công thương đánh giá Hà Tĩnh là 1 trong 8 vị trí có tiềm năng để xây dựng nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn theo Quyết định 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 17/2/2025, Bộ Công thương đã tổ chức hội thảo “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII) và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược” nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ.

Tại hội thảo, đại diện Viện Năng lượng (Bộ Công thương) đã đề xuất, xem xét vị trí Hà Tĩnh hoặc vị trí mới tại Bắc Bộ (là vị trí được mô hình tính toán tối ưu lựa chọn) làm địa điểm dự phòng cho trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại vị trí Ninh Thuận. Điều này nhằm cung cấp nguồn điện nền tại chỗ cho trung tâm phụ tải miền Bắc, góp phần giảm nhu cầu truyền tải liên vùng miền.

bqbht_br_532.jpg
Bộ Công thương đánh giá Hà Tĩnh là 1 trong 8 vị trí có tiềm năng để xây dựng nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn (ảnh minh họa).

Trước đó, Bộ Công thương lấy ý kiến dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII). Đánh giá khả năng phát triển điện hạt nhân, cơ quan này cho biết vị trí tiềm năng để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn gồm 8 vị trí, theo Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030.

Ông Trần Văn Nhường – Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công thương Hà Tĩnh) cho biết: Theo đánh giá của Bộ Công thương, Hà Tĩnh là 1 trong 8 vị trí có tiềm năng để xây dựng nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn (địa điểm được lựa chọn tại xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh); 7 vị trí còn lại thuộc các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi. Được biết, mỗi vị trí có tiềm năng phát triển khoảng 4-6GW nguồn điện hạt nhân. Theo Bộ Công thương, điện hạt nhân có thể xem xét xây dựng tại 3 vùng gồm Nam Trung Bộ (khoảng 25-30GW), Trung Trung Bộ (khoảng 10GW) và Bắc Trung Bộ (khoảng 4-5GW).

Theo Quy hoạch điện VIII, năm 2024, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện khoảng 85.000MW. Đến năm 2030, công suất hệ thống điện cần đạt khoảng 150.000MW và tăng lên 400.000-500.000MW vào năm 2050.

bqbht_br_065.jpg
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 được xây dựng tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh.

Theo Bộ Công thương, có 8 vị trí tiềm năng tại 5 tỉnh phù hợp để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, bao gồm:

1. Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

2. Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

3. Thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

4. Vũng La, thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

5. Thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

6. Bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.

7. Thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

8. Thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề Bản tin Tài chính thị trường

Đọc thêm

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Nâng cao năng lực hoạt động của cảng quốc tế Lào - Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động của Cảng quốc tế Lào - Việt

Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Vướng mặt bằng, nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ

Vì sao nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ?

Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.