Điều hòa ngừng sử dụng thời gian dài, trước khi bật trở lại cần lưu ý gì?

(Baohatinh.vn) - Từ mùa đông sang mùa xuân, đa phần các gia đình không sử dụng đến điều hòa. Vậy sang tới mùa hè cần phải làm gì trước khi bật lại những chiếc điều hòa đã ngừng sử dụng sau một thời gian dài?

Theo các chuyên gia trong ngành điện máy, điều hòa nên được vệ sinh 2-3 tháng một lần. Nhưng rất nhiều người sau cả năm trời sử dụng cũng không hề mở thiết bị ra để kiểm tra lưới lọc. Bởi, họ cho rằng thiết bị vẫn hoạt động ổn định, gió mát và làm lạnh nhanh nên không vấn đề gì.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài không sử dụng, nhất là qua mùa đông ở các nước nhiệt đới, bụi bặm trong điều hòa rất dễ tích lũy một lớp dày. Nếu hai tới ba năm không được bảo dưỡng, thiết bị làm mát không khí này thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.

Ở Việt Nam, mùa đông giá rét, mùa xuân mát mẻ nên phần lớn các gia đình không sử dụng điều hòa. Do đó, bụi bẩn sẽ bám khá nhiều, nhất là với các gia đình ở gần trục đường chính. Khi điều hòa ngừng hoạt động nước còn đọng lại bên trong sẽ dẫn đến nấm mốc, có mùi hôi, ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong của điều hòa.

Điều hòa ngừng sử dụng thời gian dài, trước khi bật trở lại cần lưu ý gì?

Sau một thời gian dài ngưng sử dụng, điều hòa sẽ bị bám bụi và nguy cơ bị có nấm mốc bên trong

Bước vào hè, trời nắng nóng, điều hòa lại được sử dụng trở lại. Song, vì nấm mốc, vi khuẩn tích tụ ở bên trong lâu ngày nên khi bật điều hòa, theo vòng tuần hoàn, nấm mốc, vi khuẩn sẽ được thổi ra theo luồng khí lạnh. Lúc đó, nếu hít vào cơ thể, người sử dụng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.

Vậy làm gì để tránh nguy cơ người sử dụng bị ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng điều hòa sau một thời gian dài không dùng đến?

Anh Nguyễn Văn Trung, một thợ sửa chữa bảo dưỡng điều hòa ở Hà Đông (Hà Nội), cho biết, trước khi bật điều hòa trở lại, cần kiểm tra lại tất cả các bộ phận của điều hòa và vệ sinh máy điều hòa. Công việc này người sử dụng có thể gọi thợ bảo dưỡng hoặc tự làm.

Nếu tự làm, trước khi kiểm tra chung cần ngắt nguồn điện để đảo bảo an toàn, tránh sự cố chập điện, hở điện,... Sau đó, tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy điều hòa, kiểm tra cẩn thận dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường không.

Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu về độ an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.

Vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh dàn lạnh, vì dàn lạnh để trong phòng nên nếu mất vệ sinh sẽ thổi ra không khí có mùi hôi khó chịu. Theo đó, phải vệ sinh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp lại đúng vị trí.

Với lưới lọc không khí - một bộ phận bên trong dàn lạnh, trước hết cần tháo rời ra khỏi dàn lạnh rồi đi phun nước rửa sạch; sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại vào dàn lạnh điều hòa. Cũng cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên trong quá trình sử dụng cần vệ sinh định kỳ khoảng 15 ngày/lần.

Tương tự, với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.

Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi không,... Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã vệ sinh thành công cho điều hòa mà không phải tốn tiền gọi thợ; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm tiền điện hơn.

Khi vệ sinh máy điều hòa tại nhà cần lưu ý: tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa, để không làm hư bo mạch. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng dây.

Theo Vietnamnet

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.