Đọc Chuyện phiếm sử học của Tạ Chí Đại Trường

Một tập sách thú vị của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường vừa ra mắt sau khi ông qua đời tròn năm tháng: Chuyện phiếm sử học, gồm sáu thiên khảo cứu trong đó có sex và triều đại, thiên sử luận Trần...

doc chuyen phiem su hoc cua ta chi dai truong

Sách do Nhã Nam liên kết với NXB Tri Thức ấn hành - Ảnh: L.ĐIỀN

Đây cũng là tập sách cuối cùng được ông Tạ Chí Đại Trường săn sóc bản thảo lúc Công ty Nhã Nam đang biên tập, nhưng rốt cuộc ông qua đời trước khi sách kịp in xong.

Nhan đề sách như một cách nhìn riêng về hành trình nghiên cứu lịch sử của mình, “chuyện phiếm” nhưng đây không phải là loại sách “nói cho vui”.

Ngược lại, sáu thiên khảo cứu trong sách này thực sự là sáu công trình để đời, không những bởi giá trị đặc biệt như vạch một hướng tiếp cận khi nghiên cứu đề tài tiền trong lịch sử, mà những cảm nhận sử học của Tạ Chí Đại Trường còn là chất liệu quan trọng để các thế hệ tiếp theo chọn một cách thế để nghiên cứu lịch sử sao cho nhuần nhị mà sâu sắc, tung tẩy nhưng rất đỗi nghiêm nhặt trong từng cứ liệu nhỏ nhất.

Hãy đọc Sex và triều đại để rồi à lên, đề tài hay như thế này mà sao mãi đến Tạ Chí Đại Trường mới thấy khảo và viết?

Hay như đọc thiên sử luận Trần, cảm nhận đầu tiên là tác giả phải làu thông bao nhiêu dữ liệu sự kiện và am tường các mối quan hệ lắt léo phức tạp qua ngần ấy thời gian hưng phế... mới có được cách viết tới lui vô ngại như vậy.

Chỉ riêng về nghiên cứu đồng tiền trong lịch sử Việt Nam, sách này in cả ba thiên khảo cứu của Tạ Chí Đại Trường: Tiền bạc, văn chương và lịch sử; Thêm chút tiền cho toàn thư; Thần tiền và tiền thần. Đây là một trong những đề tài được ông theo đuổi trong một thời gian dài, từ hồi trai trẻ trước 1975 cho mãi đến những năm gần cuối đời.

Còn nữa, sách này có một thiên Tây tiến, lại cũng là một đề tài độc đáo của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường: Nghiên cứu về biên giới Đại Việt, những vấn đề liên quan đến Trung Hoa và các tộc người thiểu số.

Vậy đó, nếu chúng ta muốn thay đổi quan niệm ít nhiều lầm tưởng khi cho rằng sử học là những vấn đề khô khan chán ngắt hay sách sử của ta thường không có gì mới lạ hay ho, hãy bắt đầu bằng việc đọc Tạ Chí Đại Trường.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…