Đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(Baohatinh.vn) - Tham gia thảo luận tổ, các đại biểu đoàn Hà Tĩnh tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện các luật liên quan nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức Chính phủ và dự thảo Nghị quyết về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận Tổ 16 gồm ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Cà Mau, Lâm Đồng, Hà Tĩnh.

bqbht_br_5-dai-bieu-hoang-trung-dung.jpg
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo thông suốt và hiệu quả

Tham gia thảo luận tổ, các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đồng thời, cần rà soát, đảm bảo thống nhất về nguyên tắc phân định thẩm quyền, về chủ thể phân cấp, ủy quyền và đối tượng nhận phân cấp, ủy quyền.

Đối với dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, các đại biểu đề nghị tiếp tục tổng kết, đánh giá toàn diện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại một số địa phương, từ đó đề xuất mô hình tổng thể phù hợp, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước; rà soát, chỉnh lý các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp, hạn chế quy định quá cụ thể trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành.

Đối với dự án Luật Tổ chức Chính phủ, các đại biểu cho rằng, cần quy định thống nhất chủ thể nhận phân cấp ở địa phương và các nguyên tắc chung về phân cấp, ủy quyền, bảo đảm thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý giữa trung ương và địa phương.

Đối với các vấn đề cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của luật khác hoặc những vấn đề cần phải linh hoạt để phù hợp với thực tiễn thì không nên quy định cứng trong 2 luật này mà để pháp luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật điều chỉnh.

bqbht_br_1-doan-dbqh-ha-tinh-tham-du-buoi-thao-luan.jpg
Các đại biểu Đoàn Hà Tĩnh tham gia phiên thảo luận tổ.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của dự thảo luật với quy định có liên quan trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) về cách thức quy định các nguyên tắc về phân định thẩm quyền về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể phân cấp, ủy quyền, đối tượng nhận phân cấp, ủy quyền, phương thức và điều kiện đảm bảo thực hiện.

Tham gia thảo luận tổ, Trưởng đoàn ĐBQH Hoàng Trung Dũng và các đại biểu đoàn Hà Tĩnh cho rằng, cần đổi mới cơ chế hoạt động chính quyền địa phương phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, đơn giản hóa nền hành chính, phục vụ Nhân dân.

Đồng thời, tiếp tục rà soát cách thể hiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm bao quát, đầy đủ, thống nhất với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác có liên quan.

bqbht_br_3-pham-thi-thanh-tra-phat-bieu.jpg
Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu.

Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái với tư cách là cơ quan xây dựng luật đã giải trình một số nội dung đại biểu tại tổ đã nêu. Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức chính phủ là cần thiết, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, với nhiều đổi mới, đột phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đáp ứng được yêu cầu tạo ra cơ chế chủ động, linh hoạt cho nền hành chính nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương.

Đảm bảo tính kịp thời, liên tục, hiệu quả của bộ máy nhà nước

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, các đại biểu đề nghị cân nhắc, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thiện quy định về tổ chức thực hiện các hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án hay thực hiện chức năng thanh tra khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

bqbht_br_2-dai-bieu-tran-dinh-gia-phat-bieu-tai-buoi-thao-luan.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia phát biểu tại buổi thảo luận tổ.

Ngoài ra, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan có liên quan chủ động theo dõi, kiểm tra, kịp thời bổ sung nội dung hướng dẫn về thủ tục đề nghị, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân đề nghị và người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt trong việc tiếp nhận, xử lý và xử phạt vi phạm hành chính, hạn chế việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước.

Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát các vấn đề, tình huống phát sinh kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao ngay sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Từ đó, bảo đảm hoạt động ngay sau khi sắp xếp, không ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, địa bàn, lĩnh vực; không bỏ sót nhiệm vụ, hạn chế tác động tiêu cực đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp.

bqbht_br_4-dai-bieu-le-minh-hung.jpg
Đại biểu Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại buổi thảo luận.

Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh khẳng định, đây mới là giai đoạn đầu về sắp xếp bộ máy cần đối diện và xử lý các vấn đề khó khăn để hoàn thiện hệ thống pháp luật theo kết luận của Trung ương. Sau khi thống nhất cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cần ban hành đầy đủ, sửa đổi bổ sung pháp luật để hoàn thiện về tổ chức bộ máy đi vào hoạt động đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đại biểu Lê Minh Hưng lưu ý tới các địa phương, bên cạnh việc xử lý chính sách, việc tinh giản phải đi kèm với cơ chế chính sách phù hợp để giữ chân cán bộ có năng lực, trình độ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng các cấp, nhất là quy định số lượng cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy các cấp.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về những nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm mới, khởi đầu mới

Năm mới, khởi đầu mới

Mùa xuân này dường như đặc biệt hơn bởi nó không chỉ là khởi đầu của vòng quay đất trời theo quy luật thiên nhiên mà còn là sự khởi đầu cho những kỳ vọng, vận hội mới của quê hương, đất nước.
Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.