Đổi tên Luật Bảo vệ phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp là đúng

(Baohatinh.vn) - Đó là quan điểm của Phó Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn trong phát biểu thảo luận tại hội trường trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV về dự án Luật Bảo vệ phát triển rừng (sửa đổi), diễn ra hôm nay (19/6).

doi ten luat bao ve phat trien rung thanh luat lam nghiep la dung

Phó Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu thảo luận

Trước hết, đại biểu cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng. So với luật năm 2004 của Quốc hội khóa XI thì dự thảo lần này đã có những tiếp cận toàn diện hơn, đầy đủ hơn các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, trong đó có phát triển ngành lâm nghiệp.

Đại biểu cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới cần có sự tiếp cận ngành lâm nghiệp toàn diện hơn, nhất là tính chất xã hội, giá trị trong bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giá trị kinh tế và cả bảo vệ tổ quốc, rừng gắn với biên cương quốc gia, gắn với quản lý và sử dụng đất.

Từ việc tiếp cận mới như trên, đại biểu bày tỏ sự đồng tình cao với Tờ trình của Chính phủ là đổi tên Luật Bảo vệ và phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp, để khẳng định rõ vị trí pháp lý của ngành mang tính toàn diện trong phạm vi điều chỉnh của lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo đại biểu, công tác bảo vệ và phát triển rừng nằm trong chuỗi hoạt động của lâm nghiệp, theo đó mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ở các hoạt động. Thực ra trong dự thảo cũng đã có mở rộng về kinh doanh, chế biến, thương mại lâm sản, gắn với làm rõ các chính sách về nguồn lực, về đất đai cũng như tổ chức và quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Thứ hai, về phân loại và phát triển rừng, qua nghiên cứu ý kiến của nhiều cử tri, đại biểu đề nghị nên phân 2 loại rừng cho dễ hiểu và dễ thực hiện. Đó là rừng bảo vệ và rừng sản xuất. Trong rừng bảo vệ thì có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và một số rừng đặc dụng theo vùng biên cương, biên giới... Quy định này quy định rõ các tiêu chí trong luật để Chính phủ và Bộ Nông nghiệp hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại một cách chính xác.

Thứ ba, phân loại về ranh giới rừng, đại biểu đề nghị ranh giới rừng gắn với đất nên bổ sung trong giải thích từ ngữ về đất rừng, ranh giới rừng phải gắn với định vị về đất đai, nhất là rừng sản xuất, vì khi thu hoạch rừng rồi thì vẫn còn đất lâm nghiệp và mối quan hệ với Luật Đất đai, phần này chúng ta nên điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, cho thấy những khái niệm về lô, về khoanh, về tiểu khu, đã quy định rõ trong luật thì giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường để có hướng dẫn, tổ chức thực hiện đồng bộ trong quản lý và sử dụng.

Thời gian vừa qua, việc giao đất, giao rừng và những tranh chấp lớn nhất không chỉ tranh chấp về rừng mà cơ bản là những tranh chấp về đất đai cần có vai trò vào cuộc rõ nét của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý vấn đề này.

Thứ tư, luật đã quy định rõ các tổ chức lực lượng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, cần xử lý đồng bộ hơn trong mối quan hệ giữa chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp. Điểm này, ngoài quy định rõ thì yêu cầu mối quan hệ phối hợp chặt chẽ. Thực tế, trong mối quan hệ vẫn còn những chồng chéo nên ảnh hưởng đến bảo vệ, phát triển rừng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về phát triển lâm nghiệp.

Cuối cùng, đại biểu đề nghị về chính sách phát triển lâm nghiệp đã có quy định ở các điều như khoản 3 Điều 64, các chính sách hỗ trợ giống, các yếu tố kĩ thuật hoặc Điều 79 về cơ chế, chính sách phát triển chế biến thương mại, lâm sản và Điều 89 về triển khai đầu tư trong lâm nghiệp. Quy định như vậy thấy vẫn chưa được đầy đủ, cần có những điều quy định chính sách đối với rừng biên giới, rừng biên cương Tổ quốc, đồng bào dân tộc thiểu số. Ở những vùng này, phải quy định rõ và có chính sách cụ thể cùng với phát triển rừng, tạo môi trường cũng như nâng cao đời sống cho bà con và bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Về chính sách đầu tư cho rừng nghèo phát triển, tạo giá trị về môi trường, đây là một yếu tố hết sức quan trọng, do đó đề nghị nên đưa vào chương quản lý nhà nước về lâm nghiệp một mục về chính sách, tạo thành một tổng hợp tổng thể chính sách về lâm nghiệp cho rõ. Cần nhóm các chính sách này về một chỗ, nếu không sẽ rất phân tán trong chính sách bảo vệ rừng, vì luật ngoài quy định trách nhiệm thì chính sách, cơ chế chính sách là một yếu tố tác động rất cần thiết.

Đại biểu đề nghị nhóm lại thành 1 mục riêng trong quản lý nhà nước, trong đó có phần chính sách để đầu tư phát triển rừng.

Đọc thêm

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Kỷ niệm 207 năm ngày sinh Các Mác là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Đổi mới toàn diện về cách xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới toàn diện về cách xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Ngày 30/4/2025 – một ngày quan trọng của đất nước – Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - mở đường phát triển

Hoàn thành đồng bộ, bài bản, chất lượng các bước, quy trình, thủ tục, Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ thông qua để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã năm 2025, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển trên chặng đường mới.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.