Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Có nhận xét cho rằng, đơn giá cực cao sẽ trở thành nguyên nhân 'giết chết' chương trình tiêm kích tàng hình NGAD của Mỹ.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Tiêm kích tàng hình NGAD thuộc thế hệ thứ sáu dự kiến sẽ tiêu tốn của Bộ Quốc phòng Mỹ một khoản ngân sách lớn đến mức không thể chi trả nổi.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Không có cuộc chiến nào giá rẻ, tuy nhiên chi phí của nhiều nền tảng vũ khí thế kỷ 21 nhảy theo cấp số nhân, đến mức một số nhà lập pháp Mỹ thường tự hỏi, liệu loại vũ khí đó có xứng với giá tiền bỏ ra hay không.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Ví dụ, chi phí cho mỗi tiêm kích Lockheed Martin F-35 Lightning II từ lâu đã là trọng tâm của nhiều cuộc tranh luận. Những người ủng hộ tung hô các khả năng tiên tiến của máy bay, trong khi phe dèm pha cho rằng có nhiều lựa chọn thay thế hợp lý hơn.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Một cuộc tranh luận như vậy đã bắt đầu nổ ra với chương trình máy bay chiến đấu thế hệ mới chiếm ưu thế trên không của Không quân Mỹ, hay còn gọi là NGAD. Chương trình này đang trên đà trở thành dự án tiêm kích đắt nhất trong lịch sử.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Máy bay chiến đấu NGAD có thể đóng vai trò trung tâm của một nhóm hệ thống tác chiến, kế nhiệm chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor. Nhưng mỗi chiếc tiêm kích bán tự hành có thể trị giá hàng trăm triệu USD.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Trong cuộc họp của Ủy ban Quân lực Hạ viện mới đây, Bộ trưởng Không quân Frank Kendall đã tự ngồi vào “ghế nóng” khi các nhà lập pháp chất vấn ông về tổng chi phí của chiếc máy bay vẫn đang được phát triển.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Ông Kendall không thể xác định chi phí chính xác của một chiếc NGAD riêng lẻ, nhưng nói rằng nó có thể lên tới hàng trăm triệu USD, đắt gấp đôi F-35 - loại máy bay có giá khoảng 80 triệu USD mỗi chiếc.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Nhưng ông Kendall lưu ý NGAD sẽ là một máy bay “cực kỳ hiệu quả”, mặc dù nó sẽ cần đi kèm với các nền tảng khác ít tốn kém hơn để mở rộng phạm vi tác chiến. Đội hình có thể sẽ bao gồm các máy bay không người lái tự hành, được mệnh danh là cận vệ trung thành.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Không quân Mỹ đã đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào chương trình NGAD kể từ năm 2018 và con số này có khả năng tăng lên ít nhất 9 tỷ USD vào năm 2026.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Hệ thống chiến đấu thế hệ thứ sáu vẫn đang được phát triển không chỉ đơn thuần là một chiếc máy bay tiên tiến. NGAD - như đã nói, là một nhóm hệ thống tích hợp với mục đích giành ưu thế trên không.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Tổ hợp có thể bao gồm ít nhất một tiêm kích có phi công điều khiển, cùng với một số lượng phi cơ không người lái hoặc máy bay khác không được tiết lộ. NGAD sẽ được bổ sung thêm các nền tảng, tên lửa, buồng lái, và khả năng tùy chọn.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Một số phương tiện hộ tống máy bay có thể được trang bị thêm cảm biến hoặc nhiều vũ khí hơn, trong khi những chiếc khác sẽ cung cấp khả năng tấn công điện tử, hoặc tấn công mặt đất.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Điều này có nghĩa là cung cấp sự nhanh nhẹn và khả năng cao hơn cho NGAD, cho phép các hệ thống khác nhau xuyên thủng mạng lưới phòng thủ của đối phương và duy trì ưu thế trên không trên chiến trường tương lai.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Chương trình NGAD được khởi xướng vào đầu những năm 2010 nhằm phát triển hệ thống chiếm ưu thế trên không cho những năm 2030. Khi phát triển, nó đã rời xa một chiếc máy bay duy nhất và hướng tới một bộ hệ thống.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Dự án cũng nhằm phát triển một số công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như động cơ đẩy; tàng hình; vũ khí tối tân; thiết kế kỹ thuật số, bao gồm cả kỹ thuật dựa trên CAD; và quản lý dấu hiệu hồng ngoại của máy bay.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Bộ trưởng Kendall nói với các nhà lập pháp rằng đã có những nỗ lực để giảm chi phí duy trì trong dài hạn. Điều đó được thực hiện bằng cách kết hợp thiết kế module và những thành tựu đã được Quân đội Mỹ sử dụng.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

Điều này nhằm đảm bảo dễ dàng nâng cấp và bảo trì. Những nỗ lực như vậy cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh trong khu vực công nghiệp quốc phòng, từ đó dẫn đến làm giảm chi phí hơn nữa.

Đơn giá siêu đắt sẽ “giết chết” chương trình tiêm kích tàng hình NGAD Mỹ?

“Khoản tiền đầu tư vào NGAD là đúng đắn, bởi vì bạn sẽ phải trả số tiền lớn hơn nhiều trong tương lai nếu phát triển các dự án riêng lẻ. Và từ những gì tôi đã thấy về chương trình NGAD cho đến nay, cách tiếp cận hợp lý đã được thực hiện”, Bộ trưởng Kendall kết luận.

Theo An ninh Thủ đô

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.