Du lịch toàn cầu mất 460 tỷ USD nửa đầu năm 2020

(Baohatinh.vn) - Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) ngày 15/9 cho biết, ngành du lịch toàn cầu sẽ tổn thất khoảng 460 triệu USD trong nửa đầu năm 2020 do sự sụt giảm của số lượt khách du lịch quốc tế vì đại dịch Covid-19.

Du lịch toàn cầu mất 460 tỷ USD nửa đầu năm 2020

Số lượt khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đã giảm 65% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa: TASS)

“Nhu cầu du lịch quốc tế sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2020 dẫn đến việc “ngành công nghiệp không khói” bị mất 440 triệu lượt khách quốc tế và gây tổn thất khoảng 460 tỷ USD trong doanh thu xuất khẩu từ du lịch quốc tế. Con số này cao gấp 5 lần so với khoản tổn thất trong doanh thu du lịch quốc tế được ghi nhận vào năm 2009 - khi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu diễn ra”, UNWTO cho biết.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, số lượt khách du lịch quốc tế đã giảm 65% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái khi các nước bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới trong nỗ lực ngăn chặn sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có ngành du lịch chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19, khi số lượt khách du lịch quốc tế giảm tới 72% lượng khách trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Châu Âu đứng thứ hai, với số lượt khách du lịch giảm 66%. Châu Mỹ cũng chứng kiến mức giảm 55% trong khi con số này ở châu Phi và Trung Đông là 57%.

Thế giới đến nay đã ghi nhận hơn 29,3 triệu người nhiễm, hơn 928.000 người tử vong do nCoV.

(Theo TASS)

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.