Đụng độ cộng đồng ở Nam Sudan làm ít nhất 13 người thiệt mạng

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, cảnh sát địa phương ngày 13/6 thông báo ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 16 người bị thương trong những vụ đụng độ giữa hai cộng đồng dân cư ở hạt Rumbek East, thuộc bang Lakes, Nam Sudan.

Đụng độ cộng đồng ở Nam Sudan làm ít nhất 13 người thiệt mạng

Binh sĩ thuộc Phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan tuần tra tại Leer, Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Ông Elijah Mabor Makuach - người phát ngôn cảnh sát bang cho biết các binh sĩ đã được triển khai để khôi phục ổn định sau khi xảy ra đụng độ từ ngày 12/6 giữa hai cộng đồng Gony và Theyieth.

Những vụ đụng độ giữa hai cộng đồng Gony và Theyieth liên tiếp xảy ra suốt 1 thập kỷ qua do tình trạng trộm cắp gia súc và trả đũa lẫn nhau. Hiện một số lượng lớn vũ khí bất hợp pháp đang nằm trong tay những người dân ở bang Lakes. Các nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm giải giáp dân thường đến nay vẫn thất bại. Ông Makuach cho biết: “Thách thức chính mà chúng tôi phải đối mặt là việc người dân sở hữu vũ khí”.

Tuần trước, Tổng thống Salva Kiir đã bổ nhiệm ông Rin Tueny Mabor, cựu Giám đốc tình báo quân sự Nam Sudan, làm Thống đốc bang Lakes thay ông Makur Kulang. Quyết định được đưa ra sau khi bạo lực gia tăng giữa các cộng đồng dân cư và những cuộc tấn công vũ trang nhằm vào đội ngũ nhân viên cứu trợ.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.
Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).