Dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê (bài 1): Trên dưới đồng thuận!

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 10 năm thực hiện Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh, vấn đề được, mất ngày một rõ ràng. Những hệ lụy ảnh hưởng tới đời sống KT-XH đã khiến nhiều lãnh đạo cao cấp, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Hà Tĩnh và các chuyên gia cùng đa số người dân hướng tới một mục tiêu: Dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê...

dung khai thac mo sat thach khe bai 1 tren duoi dong thuan

“Chúng ta đang có nguồn tài nguyên rất lớn nằm trong lòng đất chưa khai thác được, chúng ta cũng có nguồn tài nguyên “nổi” rất đẹp, rất hoang sơ nhưng chưa được khai thác, đó là biển Thạch Hải. Tôi được biết, Hà Tĩnh đã có báo cáo với Chính phủ về giải quyết tình hình khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Theo tôi, để cho Thạch Hải nói riêng và Thạch Hà nói chung phát triển thì có lẽ chúng ta sẽ tạm thời để tài nguyên trong lòng đất và sẽ khai thác tiềm năng về biển”Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói chuyện với cán bộ và nhân dân xã Thạch Hải trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, tháng 1/2018.

Mỏ sắt Thạch Khê với những đánh giá về trữ lượng tài nguyên, vốn là niềm hy vọng suốt hàng chục năm nay của người dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ngay sau khi dự án triển khai, những hệ lụy bắt đầu lộ diện. Đến thời điểm này, sau 10 năm khai thác, nếu đem so sánh thì rõ ràng, hệ lụy mà địa phương và nhân dân phải nhận quá nhiều so với hiệu quả.

Thêm vào đó, năng lực yếu kém của nhà đầu tư cũng khiến tương lai của dự án trở nên mơ hồ. Nếu như trước đây, người dân chờ đợi khai thác mỏ sắt bao nhiêu thì hiện tại lại mong mỏi Chính phủ sớm có quyết định dừng dự án bấy nhiêu.

dung khai thac mo sat thach khe bai 1 tren duoi dong thuan

Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) do GS, TSKH Đặng Vũ Minh - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu khảo sát hiện trường khu vực mỏ sắt Thạch Khê ngày 19/6/2017.

Ông Nguyễn Công Thắng - người dân thôn Văn Sơn (xã Thạch Đỉnh) cho biết: “Mỏ sắt Thạch Khê đi vào khai thác, hiệu quả kinh tế chưa thấy đâu nhưng lại gây nên bao khó khăn cho đời sống của người dân chúng tôi. Nếu cứ tiếp tục khai thác thì chắc chắn vùng đất này sẽ có nguy cơ trở thành “vùng đất chết” khi nguồn nước sinh hoạt lẫn nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm và cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, bãi thải xâm lấn, đặc biệt là nguy cơ bị lũ quét và ngập lụt ở khu vực bờ moong. Chính vì thế, chúng tôi đồng lòng mong muốn Chính phủ cho dừng dự án để gây dựng lại cuộc sống”.

VIDEO: Nguyện vọng dừng dự án của người dân vùng mỏ (KT: Anh Tấn)

Theo khảo sát mới nhất của huyện Thạch Hà, tại 6 xã vùng dự án thì đại đa số người dân đề nghị dừng triển khai dự án. Ông Nguyễn Viết Hải - Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn cho biết: “10 năm triển khai dự án, đến nay, các kế hoạch, lộ trình đã công bố đều không được thực hiện. Thay vào đó là việc đất đai bị sa mạc hóa, nguồn nước ngầm bị tụt và ô nhiễm, lao động không được chuyển đổi nghề, không có việc làm, tiến độ xây dựng NTM bị đình trệ. Thực tế đó đã gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin trong nhân dân. Chúng tôi tha thiết đề nghị tỉnh sớm kiến nghị với Chính phủ có quyết định dừng dự án. Kèm theo đó, đề nghị hoàn thiện, trả lại mặt bằng, khắc phục diện tích bị sa mạc hóa và khôi phục nguồn nước phục vụ đời sống, sản xuất”.

VIDEO: Nguyện vọng dừng dự án của cán bộ vùng mỏ (KT: Anh Tấn)

Trên cơ sở những hệ lụy khiến đời sống KT-XH 6 xã của huyện Thạch Hà bị đẩy lùi và tâm nguyện của nhân dân, UBND tỉnh Hà Tĩnh trong các buổi làm việc với các bộ, ban, ngành cũng đã liên tục đề xuất phương án tạm dừng dự án, chờ đợi thời điểm phù hợp và các điều kiện đảm bảo mới tiếp tục khai thác. Nguyện vọng này cũng được Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đồng tình khi cùng lãnh đạo Hà Tĩnh phân tích những tác hại về môi trường, thủy văn, địa chất của dự án.

VDEO: Nguyện vọng dừng dự án của nguyên Bí thư thành ủy Hà Tĩnh (KT: Anh Tấn)

Nếu dự án tạm dừng khai thác, việc khắc phục, xử lý tồn đọng không kém phần khó khăn. Tuy nhiên, nếu đem lên bàn cân so sánh với những hệ lụy về đời sống KT-XH kéo dài suốt 10 năm qua của dự án thì rõ ràng việc dừng là cần thiết.

VDEO: Nguyện vọng dừng dự án của nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh (KT: Anh Tấn)

Đến thời điểm này, dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê là tâm nguyện chung của lãnh đạo tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đại đa số người dân Hà Tĩnh. Tâm nguyện đó cũng đang nhận được sự đồng tình của một số bộ, ngành và nhiều chuyên gia, các nhà khoa học trên cả nước.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.