Đừng nên “chê” tiền 200, 500 đồng!

(Baohatinh.vn) - “Thôi chị lấy thêm cho em cái kẹo cao su, chứ 500 đồng lẻ quá em không có phụ”; “Chị lấy cả 2 bó rau thơm thì đưa em 5 nghìn, còn một bó thì trả em 3 nghìn chị nhé”... đó là vài trường hợp không dùng tiền có mệnh giá nhỏ như 200, 500 đồng trong giao dịch mua bán hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh.

Trước đây, tại các siêu thị, việc thối tiền lẻ 200, 500 đồng cho khách hàng được quy đổi ra…kẹo. Người bán thường đưa trả khách hàng một vài cái kẹo để thay tờ 200, 500 đáng ra khách hàng được nhận lại. Không ít khách hàng thỏa hiệp, chặc lưỡi cho qua, nhưng cũng không ít người thắc mắc, không đồng tình.

Đừng nên “chê” tiền 200, 500 đồng!

Bỏ vào thùng từ thiện là một cách sử dụng tiền mệnh giá thấp ý nghĩa.

Hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt (qua hệ thống thẻ ngân hàng) đã phần nào giải quyết được tình trạng này.

Tuy vậy, việc “chê" tiền mệnh giá thấp lại diễn ra khá phổ biến ở các chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ. Chị Nguyễn Thị Nguyệt (TP Hà Tĩnh) bày tỏ sự khó hiểu: “Có lần tôi trả 10 nghìn để mua bún. Trong đó có 1 tờ 5 nghìn, 1 tờ 2 nghìn và còn lại là tờ 500 đồng. Thế mà người bán cứ nhất định không chịu lấy, cứ nói tôi đưa tờ 20 nghìn trong ví để chị ấy thối lại 10 nghìn. Đó là tờ 500 đồng, còn 200 đồng thì còn khó sử dụng hơn…”

Trong khi đó, cũng không ít người “ngại” nhận về tiền lẻ 200, 500 đồng vì “thà tôi đổi hoặc thêm tiền để mua cái gì đó còn hơn, nhận 200, 500 đồng về sau cũng khó lưu thông lắm”

Thực tế những tờ tiền 200 đồng, 500 đồng có giá trị sử dụng nhỏ so với mặt bằng giá cả hàng hóa hiện nay, nhưng không thể vì thế mà người sử dụng từ chối không chấp nhận tiêu thụ những tờ tiền này. Bởi các tờ tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành dù mệnh giá cao hay thấp đều có giá trị sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa, nó hoàn toàn phù hợp và thiết thực, giúp mọi giao dịch mua bán sát với giá trị thực tế và giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu của mình.

Vậy nên, hãy trân trọng và sử dụng tiền mệnh giá thấp một cách thông minh và ý nghĩa nhất có thể như cho con bỏ ống lợn tiết kiệm từ đó hướng dẫn con biết quý trọng đồng tiền; quyên góp vào thùng từ thiện tại siêu thị để làm việc tốt…

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.