“Đường sáng” từ thư viện sách ở Trại giam Xuân Hà

(Baohatinh.vn) - Sự hoạt động hiệu quả của thư viện ở Trại giam Xuân Hà (thuộc Bộ Công an, đóng tại xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã góp phần giúp phạm nhân tiếp cận thông tin, rèn luyện nhân cách, lối sống lành mạnh trước khi hết thời gian thụ án.

“Đường sáng” từ thư viện sách ở Trại giam Xuân Hà

Thư viện phạm nhân tại Trại giam Xuân Hà.

Vốn chỉ là một tủ sách nhỏ, nhưng trước nhu cầu của các phạm nhân và ý nghĩa mà thông tin từ sách, báo mang lại, từ năm 2018, tủ sách tại Trại giam Xuân Hà được xây dựng thành nhà thư viện phạm nhân.

Thư viện phạm nhân hiện có gần 400 đầu sách, báo. Nội dung chủ yếu tập trung vào sách pháp luật, hướng nghiệp, hạt giống tâm hồn, giáo dục giá trị cuộc sống... Ngoài ra, còn một số sách tuyển tập “Lời xin lỗi chân thành” do chính các phạm nhân ở các trại giam trong cả nước viết.

“Đường sáng” từ thư viện sách ở Trại giam Xuân Hà

Thư viện hiện có gần 400 đầu sách.

Để đa đạng, phong phú các đầu sách, Trại giam Xuân Hà còn thường xuyên phối hợp với Thư viện tỉnh để luân chuyển sách, mỗi năm 2 lần. Trại giam cũng nhận sự hỗ trợ sách từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (Bộ Công an).

Đặc biệt, thời gian qua, để khuyến khích phạm nhân tiếp cận và tìm hiểu sách, báo tại thư viện, Trại giam Xuân Hà còn tổ chức nhiều cuộc thi viết bài cảm nhận sách và có trao thưởng.

Phạm nhân L.Q.T, cho biết: “Ở đây chúng tôi vẫn được hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần phù hợp, theo quy định của pháp luật. Chúng tôi có thể mượn sách mang về buồng đọc hoặc đọc tại chỗ; được đọc báo, xem ti vi. Điều đó giúp tôi “vỡ lẽ” ra nhiều điều và hiểu hơn những việc mình nên làm, những việc được phép làm để không vấp phải lỗi lầm nữa…”.

“Đường sáng” từ thư viện sách ở Trại giam Xuân Hà

Sách “Lời xin lỗi chân thành” do chính phạm nhân ở các trại giam trong cả nước viết cũng trở thành tài liệu quý cảm hóa phạm nhân tại Trại giam Xuân Hà.

“Tôi thích đọc các sách về hướng nghiệp, phát triển kinh tế. Đây chính là hành trang để sau khi mãn hạn tù, tôi có thể xây dựng lại cuộc sống”- phạm nhân P.M.C, chia sẻ.

“Đường sáng” từ thư viện sách ở Trại giam Xuân Hà

Tại Trại giam Xuân Hà, thông qua thư viện sách, phạm nhân được tạo môi trường giáo dục nghiêm túc để sớm trở thành người có ích cho xã hội.

Đại úy Võ Quý Hiền - cán bộ giáo dục Trại giam Xuân Hà cho biết: “Cùng với thực hiện nhiệm vụ quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân, đơn vị luôn quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.

Qua đó phạm nhân vừa có thể tiếp cận chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa tạo môi trường giáo dục, nghiêm túc, động viên phạm nhân yên tâm lao động, học tập, cải tạo tiến bộ để trở thành người có ích cho xã hội”.

“Đường sáng” từ thư viện sách ở Trại giam Xuân Hà

Nhu cầu phạm nhân lớn trong khi số đầu sách còn hạn chế.

Tuy nhiên, cũng theo Đại úy Hiền, nhu cầu của phạm nhân lớn nhưng số lượng đầu sách hiện nay vẫn còn ít; không gian thư viện còn nhỏ hẹp.

Thượng tá Bùi Quốc Toản - Phó Giám thị Trại giam Xuân Hà cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp giữa trại giam với thư viện các cấp để có thêm sách báo cho phạm nhân. Đồng thời mong muốn các đơn vị, tổ chức có thể hỗ trợ trại giam các nguồn sách (đảm bảo nội dung, quy định theo pháp luật) để làm phong phú thêm tài liệu đọc cho các phạm nhân”.

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Pháp luật không có… “giá như”

Pháp luật không có… “giá như”

Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Buôn pháo... giá đắt!

Buôn pháo... giá đắt!

Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?