EU nêu phương án xử lý tài sản bị phong tỏa của Nga

Các phương án bao gồm việc phong tỏa tài sản trong 5 năm, rà soát lại sau mỗi 12 tháng, và phải có đa số các quốc gia EU chấp nhận thì mới đủ điều kiện để giải phóng số tài sản này.

Hiện tại, các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga sẽ được gia hạn sau mỗi 6 tháng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hiện tại, các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga sẽ được gia hạn sau mỗi 6 tháng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 13/9, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết Ủy ban châu Âu đã trình bày với đại sứ các nước EU 3 phương án mới để kéo dài thời hạn áp đặt lệnh trừng phạt đối với tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Nga, động thái rất quan trọng để đảm bảo khoản vay G7 trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine.

Các phương án bao gồm việc phong tỏa tài sản trong 5 năm, rà soát lại sau mỗi 12 tháng, và phải có đa số các quốc gia EU chấp nhận thì mới đủ điều kiện để giải phóng số tài sản này.

Phương án thứ hai là gia hạn lệnh phong tỏa tài sản sau mỗi 36 tháng và việc dỡ bỏ phong tỏa phải được quyết định bằng cách bỏ phiếu và tất cả các thành viên đều nhất trí thông qua.

Phương án thứ ba sẽ là kéo dài thời hạn đối với tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến Nga lên 36 tháng.

Hiện tại, các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga sẽ được gia hạn sau mỗi 6 tháng.

Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Dự kiến, EU sẽ sử dụng 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này để hỗ trợ quân sự cho Kiev, phần còn lại chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Không có 'tuần trăng mật'

Không có 'tuần trăng mật'

Nội các mới của nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã chính thức được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn, mở đường cho vị thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử “đất nước Chùa Vàng” bắt tay vào thực thi trọng trách của mình với cả thuận lợi cùng vô vàn thách thức đan xen, như chính bà Paetongtarn thừa nhận rằng Chính phủ mới sẽ không có “tuần trăng mật”.