Facebook đã thực hiện một số bước đi nhằm hạn chế sự lây lan của tin giả về COVID-19, tuy nhiên, sự thiếu hụt người kiểm duyệt đã tạo ra một số lỗ hổng lớn trong thực thi chính sách nội dung.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Facebook đã thực hiện một số bước đi nhằm hạn chế sự lây lan của thông tin sai lệch về COVID-19, tuy nhiên, sự thiếu hụt người kiểm duyệt đã tạo ra một số lỗ hổng lớn trong thực thi chính sách nội dung của mạng xã hội này này.
Mới đây, tổ chức chuyên đánh giá sản phẩm Consumer Reports đã mua thành công một số quảng cáo vi phạm các quy tắc nội dung của Facebook, trong đó có một quảng cáo nói mọi người nên uống liều nhỏ hàng ngày một loại thuốc tẩy để loại bỏ virus SARS-CoV-2. Consumer Reports đã chụp lại quảng cáo trước khi nó biến mất và Facebook vô hiệu hóa các tài khoản được liên kết với quảng cáo sau khi chúng bị tổ chức này báo cáo.
Facebook trước đây đã cảnh báo rằng họ không thể dựa nhiều vào đội ngũ kiểm duyệt nội dung là con người khi hầu hết đội ngũ này là nhà thầu bên ngoài và không thể làm việc tại nhà, do đại dịch COVID-19. Thay vào đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới phải phụ thuộc nhiều vào các hệ thống tự động của mình, sử dụng trí tuệ nhân tạo để đánh dấu các vi phạm tiềm ẩn.
Tuy nhiên, vài tuần sau sự sắp xếp tổ chức mới này, có vẻ các công cụ tự động của Facebook chưa sẵn sàng để đảm trách toàn bộ khẩu kiểm duyệt và đã để lọt một số nội dung bị cấm như trường hợp quảng cáo thuốc tẩy mà Consumer Reports chỉ ra. Đây là loại nội dung quảng cáo chứa thông tin sai lệch đặc biệt nghiêm trọng thường được các giám đốc điều hành của Facebook, bao gồm Mark Zuckerberg, trích dẫn trong các tuyên bố về chống thông tin sai lệch.
Phát ngôn viên của Facebook cho biết hệ thống kiểm duyệt tự động đã gỡ xuống hàng triệu quảng cáo vi phạm các quy tắc nội dung.
Cũng theo phát ngôn viên này, mặc dù đã xóa hàng triệu quảng cáo và các giao dịch vi phạm các chính sách liên quan đến COVID-19, Facebook “luôn nỗ lực cải thiện các hệ thống kiểm duyệt của mình để ngăn chặn thông tin sai lệch có liên quan đến tình trạng khẩn cấp này lan truyền trên các dịch vụ của chúng tôi.”
Các nhà phê bình cho rằng các chính sách quảng cáo của Facebook thường được thực thi không đồng đều. Mạng xã hội này từng bị cáo buộc tiếp tay cho truyền bá thông tin y tế sai lệch về thuốc phòng chống HIV.
Trong cảnh báo mới phát ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) lưu ý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam rà soát, xác định hệ thống bị ảnh hưởng bởi 9 lỗ hổng bảo mật mới trong các sản phẩm của Microsoft.
YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Dự luật Quảng cáo sửa đổi quy định cụ thể trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, đồng thời thắt chặt thẩm định để ngăn chặn việc lừa dối người tiêu dùng.
Các công ty luôn tìm cách nhồi nhét chức năng lên màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, nút bấm, núm xoay đang dần trở lại trên các thiết bị như ôtô, smartphone, bao gồm cả iPhone.
Việc Apple giảm sản lượng iPhone 16 có thể xuất phát từ nhu cầu hạn chế đối với dòng smartphone mới nhất. Tuy nhiên, điều này cần được xem xét thêm trong thời gian tới.
Từng là lựa chọn được quan tâm nhất trong mùa iPhone trước, màu Titan tự nhiên sớm bị “thất sủng” tại Việt Nam trong đợt mở bán năm nay vì nhìn giống iPhone đời trước.
iPhone 16 được giới thiệu nhiều cải tiến về phần cứng, tuy nhiên vẫn có một số tính năng được Apple lên kế hoạch nhưng chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt.
TikTok tung trợ lý ảo AI để giúp nhà bán tạo ra nhiều video sáng tạo hơn, đồng thời sẽ gắn nhãn cho các video này nhằm đảo bảo tính trung thực cho người xem.
Nhà chức trách Mỹ cáo buộc các công ty mạng xã hội và nền tảng streaming lớn – bao gồm Amazon, YouTube, Facebook, TikTok – theo dõi người dùng để trục lợi từ thông tin cá nhân của họ.