Lệnh cấm đi lại của Tổng thống Trump đã cản trở gần 2.000 người mà chủ yếu là công dân hợp pháp nhập cảnh vào Mỹ.
Lệnh cấm đi lại của Tổng thống Donald Trump đã khiến cho 1.903 người bị chặn lại không được vào Mỹ trong suốt 9 ngày, kể từ khi lệnh cấm này có hiệu lực vào đầu năm 2017, BuzzFeed dẫn một tài liệu được công bố mới đây cho biết.
Sắc lệnh cấm đi lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Tài liệu được công bố theo yêu cầu của Luật tự do thông tin cho thấy phần lớn số người bị chặn lại (1.457 người) đều là những công dân định cư hợp pháp lâu dài tại Mỹ. Đối những người không phải là cư dân định cư lâu dài, 134 người đã rút khỏi yêu cầu nhập cảnh và điều này tức là họ có khả năng sẽ phải rời khỏi Mỹ.
Vào tháng 1/2017 chỉ ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump bất ngờ ban hành lệnh cấm đi lại gây tranh cãi. Sắc lệnh này đình chỉ việc cấp visa cho công dân từ 7 nước Hồi giáo mà chủ yếu là các quốc gia Trung Đông và Châu Phi. Lệnh cấm này đã bị bác bỏ qua việc áp đặt lệnh đình chỉ tạm thời trên phạm vi toàn nước Mỹ vào đầu tháng 2/2017.
Trong khi Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ khẳng định các công dân định cư lâu dài hợp pháp sẽ không nằm trong diện áp dụng lệnh cấm thì Nhà Trắng gạt bỏ tuyên bố này và yêu cầu Bộ phải rà soát quá trình nhập cảnh đối với từng trường hợp cụ thể. Ngoài các cá nhân bị chặn lại ở sân bay và khu vực biên giới thì 10 người khác cũng đã bị bắt giữ trên một chiếc thuyền trong lãnh hải nước Mỹ.
Tổng thống Trump đã nhiều lần nỗ lực để điều chỉnh lại lệnh cấm nhưng vẫn vấp phải những thách thức về luật pháp. Một lệnh cấm đi lại với phạm vi hẹp hơn được đưa ra lần thứ hai cũng đã bị bác bỏ vào năm ngoái nhưng sắc lệnh hành pháp thứ ba ban hành vào tháng 9 của ông Trump đã được Tòa án Tối cao thông qua.
Tuy nhiên, theo BuzzFeed thậm chí dù lệnh cấm này vẫn cần phải xem xét trên các khía cạnh pháp lý thì Tòa án Tối cao chắc chắn sẽ phải đưa ra phán quyết đối với các tranh cãi vào tháng 4 này. Một số tòa án liên bang cho rằng sắc lệnh thứ 3 về việc cấm đi lại là vi hiến và các tòa phúc thẩm liên bang khác cũng đã tham gia phản đối vào tháng 2 vừa qua.
Kết quả của cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được kênh truyền hình NBC News công bố ngày 3/11 cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đều nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.
Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Ngày 31/10, một quan chức cấp cao của Hamas cho biết nhóm này đã bác bỏ mọi đề xuất về tạm dừng cuộc giao tranh kéo dài hơn một năm qua ở Gaza, thay vào đó phải là một lệnh ngừng bắn lâu dài.
Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.
Cơ quan khí tượng quốc gia Philippines xác định siêu bão Kong-rey đang di chuyển chậm ở khu vực cách tỉnh Cagayan của nước này 350km về phía Đông với sức gió lên tới 185 km/giờ và giật đến 230 km/giờ.
Chuyến bay số hiệu AC 901 của hãng hàng không Alas Chiricanas đã phát nổ giữa không trung sau khi cất cánh từ một sân bay ở tỉnh Colon, khiến 21 người thiệt mạng.
Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Hãng thông tấn quốc gia Liban nêu rõ nhiều xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào vùng ngoại ô phía Đông làng Khiam, cách biên giới với Israel khoảng 6 km.
Từ Thung lũng Silicon đến Phố Wall, một số tỉ phú Mỹ đã trở thành nhà tài trợ lớn cho ông Trump và bà Harris, trong khi có những tỉ phú không công khai ủng hộ bên nào.
Khu vực Hồ Chad, vùng nước và đầm lầy rộng lớn với vô số đảo nhỏ là nơi ẩn náu của các nhóm thánh chiến như Boko Haram và nhánh Nhà nước Hồi giáo Tây Phi (ISWAP).
Với kết quả hiện tại, LDP đang đối diện với ba lựa chọn khó khăn để duy trì quyền lực, trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế và bất ổn địa chính trị trên thế giới.
Một phân tích của tờ Financial Times cho thấy các tỷ phú đã quyên góp ít nhất 695 triệu USD, tương đương khoảng 18% tổng số tiền huy động được trong kỳ bầu cử này.
Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng các quan chức nước này nên quyết định cách tốt nhất để thể hiện sức mạnh trước Israel sau cuộc tấn công của quân đội Israel (IDF) vào Iran sáng 26/10.
Bão Kong-rey đang hoạt động ở ngoài khơi Philippines, dự báo cường độ tiếp tục mạnh thêm và đang có xu hướng lệch trái, không loại trừ khả năng tiệm cận Biển Đông.
Bộ Quốc phòng Nga cho hay 18 UAV bị đánh chặn tại vùng Tambov, cách biên giới Ukraine khoảng 400km, và 16 chiếc khác bị bắn hạ gần thành phố biên giới Belgorod.
Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.