Gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước bị phạt đến 20 năm tù giam

(Baohatinh.vn) - Anh Trương Hữu Lĩnh (phường Tân Giang, TP hà Tĩnh) hỏi: Tài sản Nhà nước là gì? Người quản lý, sử dụng gây thất thoát, lãng phí sẽ bị xử phạt như thế nào?

khoi-to-18173099-190250_679-191735.jpg
Bị can Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cùng 6 bị can khác vừa bị Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu khởi tố bị can, bắt tạm giam do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. (Ảnh: Anh Minh).

Trả lời:

- Tài sản Nhà nước

Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008, thuật ngữ tài sản Nhà nước được định nghĩa như sau “Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định”. Tuy nhiên tài, sản Nhà nước trong thực tiễn có phạm vi rất rộng, đồng thời khái niệm này chưa tách bạch được nhiệm vụ quản lý về tài sản Nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Vì vậy, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 đã thay khái niệm “Tài sản Nhà nước” bằng khái niệm “Tài sản công”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 về giải thích từ ngữ “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.”

- Trách nhiệm hình sự

Tại Điều 219 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí:

1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, mức hình phạt cao nhất được áp dụng cho hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí lên đến 20 năm tù giam.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi quy trình nghiệp vụ để không yêu cầu người dân phải xuất trình phiếu lý lịch tư pháp bản giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Hội nghị là dịp để các tổ chức hành nghề công chứng Hà Tĩnh được tiếp cận đầy đủ, kịp thời những nội dung cơ bản của Luật Công chứng 2024 và một số nội dung về chứng thực.
Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Từ mộng tưởng làm giàu nhanh chóng bằng cách buôn lậu hơn 4 kg vàng, Nguyễn Mạnh Thắng và đồng bọn đã phải đối diện với bản án nghiêm minh từ phán quyết của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Gắn bàn đạp để biến xe máy điện thành xe đạp điện, tháo gương chiếu hậu, tháo biển số… là những hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh.
Bi kịch sau tiếng cụng ly

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Men rượu và cơn giận dữ bùng nổ, Nguyễn Viết Hải (trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gây ra nỗi đau cho cả nạn nhân và chính mình.