Chính quyền tỉnh Iwate (Nhật Bản) đã ra lệnh tiêu hủy 50.000 con gà tại trang trại bị ảnh hưởng, trong đợt bùng phát cúm gia cầm mới nhất được ghi nhận ở nước này.
Ứng phó với rét đậm, rét hại trong những ngày qua, ngành chức năng và người dân Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi.
Trong bối cảnh một số dịch bệnh xuất hiện trên đàn vật nuôi và thời tiết diễn biến bất lợi, các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung rà soát tổng đàn, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng bổ sung nhằm đảm an toàn cho gia súc, gia cầm.
Giá gà thương phẩm đang tăng, đạt từ 80.000 – 100.000 đồng/kg. Đây là động lực để người chăn nuôi gà trên địa bàn Hà Tĩnh tái đàn nhằm phục vụ thị trường tết đang cận kề.
Các địa phương trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đang “ráo riết” triển khai công tác tiêm vắc-xin đợt 2 năm 2023 cho đàn gia súc, gia cầm; phấn đấu hoàn thành trước 30/10 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.
Để phục vụ cho công tác tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 kéo dài từ nay đến 30/4, hơn 300 người ở các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.
Đàn gia súc, gia cầm đang giữ được nhịp tăng trưởng nên Hà Tĩnh sẽ bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường tết Nguyên đán 2023 với sản lượng ước đạt gần 10.000 tấn.
Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2022 của Hà Tĩnh đã khép lại (30/11) nhưng tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng vẫn đạt thấp. Điều này ảnh hướng rất lớn đến quá trình phòng, chống dịch bệnh toàn tỉnh vào dịp cuối năm.
Cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, kinh nghiệm chăn nuôi của người dân, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cũng đang có chính sách, kế hoạch để tăng tổng đàn gia cầm từ 290 nghìn con như hiện nay lên 415 nghìn con vào năm 2025.
Trải qua đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay, nông dân Hà Tĩnh đang chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Nhiều người dân Hà Tĩnh có tâm lý ngại dùng thịt gia súc do lảnh hưởng dịch bệnh nên chuyển qua sử dụng các loại thịt gia cầm. Theo đó, giá nhiều loại gia cầm chăn nuôi theo hình thức thả vườn đang tăng cao.
Từ ra tết đến nay, giá trứng gà ở Hà Tĩnh giảm liên tục và chưa có dấu hiệu tăng trở lại. Giá rẻ, tiêu thụ chậm, trong khi giá thức ăn tăng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Nghị định 14/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi có hiệu lực từ 20/4. Theo đó, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết, đã cung ứng cho các địa phương hơn 980 ngàn liều vắc-xin phục vụ công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2020.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, từ ngày 1/9 đến 30/10, dự kiến hơn 1,5 triệu con gia súc, gia cầm của toàn tỉnh sẽ được tiêm phòng vắc-xin đợt 2 năm 2020.
Dịch cúm gia cầm (cúm A/H5N6) đang diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành trong cả nước. Để bảo vệ tài sản của mình, người chăn nuôi Hà Tĩnh đang “xắn tay” thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh trên gia cầm.
Xuất phát từ thực tiễn và những khó khăn trong công tác quản lý giết mổ gia cầm hiện nay, việc đề xuất “Thí điểm giết mổ, buôn bán gia cầm tại chợ để quản lý, kiểm soát đầu vào, đầu ra của sản phẩm” của TP Hà Tĩnh được xem là điều cần thiết...
Phục vụ cho công tác tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm đợt 1/2019, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh vừa cung ứng cho các địa phương gần 120.000 liều vắc-xin các loại để tiêm phòng bệnh định kỳ.
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, một lượng lớn vật nuôi đã được tiêu thụ nên thời điểm này, người dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang tranh thủ thời tết nắng ráo tập trung tái đàn để ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trước dự báo dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản có nhiều diễn biến phức tạp trong năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương, ngành chuyên môn tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh xẩy ra.
Trung bình mỗi ngày, chợ kinh doanh, giết mổ gia cầm tập trung của TP Hà Tĩnh (phường Tân Giang) chỉ kiểm dịch xấp xỉ 200 con gà, trong khi thực tế tiêu thụ lượng gia cầm này trên toàn thành phố ước đạt 1.500 - 2.000 con/ngày. Nghĩa là, một lượng lớn gà “không dấu” vẫn được tiêu thụ tràn lan trên phố.
Thời gian gần đây, số lượng gia súc, sản phẩm động vật được vận chuyển qua địa bàn Hà Tĩnh tăng mạnh. Trước tình hình trên, các cơ quan chức năng Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời nguy cơ dịch bệnh phát sinh.
Diễn biến bất lợi của thời tiết vào dịp cuối năm là môi trường thuận lợi cho các loại virus "tấn công" vào đàn vật nuôi. Do đó, người chăn nuôi Hà Tĩnh cần cẩn trọng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Theo tin từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, sau 2 tháng triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt 2, vẫn còn nhiều xã chưa tổ chức tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm.
Từ nguồn dự trữ quốc gia, Hà Tĩnh vừa quyết định phân bổ 40 tấn hóa chất sát trùng Chlorine (65% min) cho 7 địa phương vùng biển để sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn Hà Tĩnh đã bắt đầu chăn nuôi gia cầm quy mô lớn. Đàn gà, vịt được nuôi kết hợp với đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả và các hoạt động kinh tế khác góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Đến thời điểm này, thời hạn tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm định kỳ đợt 1/2018 đã qua đi gần nửa tháng, song tỷ lệ gia súc gia cầm được tiêm phòng tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh còn hết sức “khiêm tốn”.