Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi Hà Tĩnh "tiến thoái lưỡng nan"

(Baohatinh.vn) - Giá trứng và gà thịt trên thị trường “giảm sâu” trong thời gian dài khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ.

Khu vực chăn nuôi của chị Lê Thị Vân (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, TP Hà Tĩnh) có quy mô hơn 800 con gà thịt. Chị Vân cho biết: “Trong hơn 800 con gà hiện có thì 300 con đã đến kỳ xuất chuồng nhưng gặp lúc giá thấp, tiêu thụ chậm nên tôi rất lo lắng. Hiện nay, nếu bán giá trung bình 50.000 đồng/kg thì mỗi con gà chúng tôi đang lỗ 5.000 đồng. Đáng nói là giá gà đã giảm sâu từ tháng 11/2024 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc”.

bqbht_br_img-9774.jpg
Người chăn nuôi xã Thạch Văn (TP Hà Tĩnh) đối mặt với nhiều khó khăn khi giá gà xuống thấp trong thời gian dài.

Theo ghi nhận, nếu như dịp cận Tết, giá gà “nhích” lên được ở mức 55.000 - 57.000 đồng/kg - một mức giá đã khá thấp rồi thì người chăn nuôi chỉ ở mức hòa vốn, còn từ ra Giêng đến nay, giá gà thịt tiếp tục giảm mạnh, nay chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg.

“Có 300 con gà mà tôi bán gần 1 tháng vẫn chưa xong. Gà không xuất bán được khiến người nuôi phải tiếp tục giữ trong chuồng, phát sinh chi phí thức ăn và đối mặt với nguy cơ dịch bệnh do thời tiết. Vậy nhưng, gia đình cũng không biết làm thế nào để “cắt lỗ” do thị trường chung đều ảm đảm như thế cả”, chị Trần Thị Mai (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, TP Hà Tĩnh) chia sẻ.

bqbht_br_img-9783.jpg
Đàn gà của nhiều hộ dân tại xã Thạch Văn phải thả nuôi cầm chừng vì không có thương lái đến tìm mua.

Ông Nguyễn Văn Bằng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết: "Trên địa bàn xã hiện có khoảng 100 hộ nuôi gà với quy mô trên 500 con/lứa trở lên, tập trung tại 4 thôn: Tân Văn, Trung Văn, Bắc Văn, Đông Văn. Từ tháng 10/2024 đến nay, giá gà xuất chuồng đạt mức thấp "kỷ lục", có những thời điểm xuống dưới 50.000 đồng/kg, nhiều hộ dân không có lãi, thậm chí còn phải bù lỗ".

Là chủ của trang trại gà thịt gần 5.000 con, anh Nguyễn Hữu Quyết (thôn Ngọc Lâm, xã Gia Hanh, Can Lộc) đã phải “gồng lỗ” từ năm ngoái tới nay. Dù lỗ nhưng anh Quyết vẫn phải tái đàn vì đầu tư chuồng rất tốn kém mà không hoạt động thì xuống cấp rất nhanh. Anh Quyết chia sẻ: “Vài năm nay, giá gà công nghiệp bấp bênh. Đa phần chịu thua lỗ, chúng tôi cũng phải giảm đàn từ hơn 7.000 con xuống còn gần 5.000 con”.

bqbht_br_img-9704.jpg
Khó khăn trong sản xuất, nhiều hộ chăn nuôi gà không mặn mà tái đàn.

Theo ghi nhận, tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở các gia trại, trang trại chăn nuôi mô hình bán công nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, bình quân mỗi kg gà thịt (thời gian nuôi 3 - 4 tháng) chi phí sản xuất đã hết từ 53.000 - 57.000 đồng tùy theo từng thời điểm. Với giá bán như hiện nay (khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg), các hộ nuôi gà đang thua lỗ, rất khó để tái đầu tư, sản xuất.

Không chỉ giá gà thịt xuống thấp mà giá trứng gà cũng “rớt thảm” khiến nhiều hộ chăn nuôi gà đẻ lao đao, nhất là những trang trại, gia trại theo hướng tự chủ.

Với quy mô hơn 5.000 con gà đẻ, mỗi ngày, gia đình chị Phan Thị Thanh Mai (xã An Dũng, Đức Thọ) thu về trên 3.000 trứng. Thời điểm trước Tết, giá trứng công nghiệp dao động ở mức 2.300 - 2.500 đồng/quả thì nay giảm xuống còn 1.600 - 2.000 đồng/quả.

bqbht_br_z6375917427679-d2a98dbd9f393b7d5f7e51d644ebf15e.jpg
Giá trứng công nghiệp hiện nay giảm xuống còn 1.700 - 2.000 đồng/quả.

Chị Mai cho biết: “Trứng khó bảo quản, thị trường tiêu thụ chậm trong khi gà vẫn đẻ đều đặn mỗi ngày. Khi sản lượng trứng dồi dào nhưng sức tiêu thụ chậm, người nuôi cũng buộc phải bán rẻ theo giá thị trường, chia nhỏ các đợt xuất bán để cắt lỗ”.

Theo lý giải của người chăn nuôi, sở dĩ giá trứng giảm là do thời điểm này, nhu cầu thực phẩm giảm mạnh, các công ty, doanh nghiệp đa phần đều giảm nhập hàng. Trong khi đó, gia cầm vẫn đẻ trứng đều đặn nên lượng trứng tồn đọng lớn, nguồn cung vượt cầu.

bqbht_br_z6375917247821-a008c4539710b5f7f2d84436f920bf03.jpg
Giá trứng giảm sâu đang khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh), trong bối cảnh khó khăn hiện nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nên thận trọng khi tái đàn, tránh tình trạng cung vượt cầu, dẫn đến giá gia cầm tiếp tục giảm sâu. Người dân cũng cần nghiên cứu, chuyển đổi sang các giống gà có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn như nuôi theo hướng VietGAHP, hữu cơ...; sử dụng, phối trộn thức ăn hiện có tại địa phương để giảm chi phí sản xuất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.