Nhiệt độ giảm sâu, nông dân Hà Tĩnh phòng đói, rét cho đàn vật nuôi

(Baohatinh.vn) - Trải qua đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay, nông dân Hà Tĩnh đang chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.

Theo ghi nhận, những ngày qua, trên địa bàn xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên), nhiệt độ có lúc xuống dưới 100C. Là xã miền núi nên nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch rất lớn, nhiệt độ có nơi xuống dưới 8 độ C. Để đảm bảo việc phòng chống rét cho đàn gia súc, người dân trên địa bàn xã đã có những chuẩn bị kĩ lưỡng.

Nhiệt độ giảm sâu, nông dân Hà Tĩnh phòng đói, rét cho đàn vật nuôi

Người dân xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên lùa gia súc về chuồng và đốt lửa sưởi ấm.

Tại nhà bà Lê Thị Bé (thôn Mỹ Phú, xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên) – hộ chăn nuôi lớn nhất xã, hiện nay, 53 con trâu, bò thả rông trong rừng đã được gia đình bà lùa về chuồng, tránh tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét.

Bà Lê Thị Bé chia sẻ: “Với nền nhiệt độ này mà trâu, bò không chăn về chuồng thì sẽ bị chết mất. Đêm hôm qua, nhiệt độ xuống thấp quá, tôi phải thức đêm đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò. Ngoài đốt lửa, che chắn chuồng trại kín gió, tôi còn tăng cường thức ăn để chăm sóc cho gia súc vượt qua đợt rét này”.

Nhiệt độ giảm sâu, nông dân Hà Tĩnh phòng đói, rét cho đàn vật nuôi

Ông Nguyễn Chân Sơn ở TDP 12, thị trấn Thạch Hà thắp bóng đèn sưởi ấm cho đàn gà.

Các hộ chăn nuôi lợn, gà… cũng đang chủ động các giải pháp chống rét, chăm sóc đàn vật nuôi. Sở hữu hơn 500 con gà con, thời điểm này, ông Nguyễn Chân Sơn (TDP 12, thị trấn Thạch Hà) thắp bóng đèn 24/24h để sưởi ấm, tăng cường thức ăn, bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải… để tăng sức đề kháng cho gà.

Ông Sơn cho biết: “Để tránh các loại dịch bệnh xâm nhập, ảnh hưởng đến đàn vật nuôi, đều đặn mỗi ngày tôi vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Những ngày nhiệt độ xuống thấp, tôi thắp bóng điện để sưởi ấm và theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp tăng cường sức đề kháng qua thức ăn, nước uống”.

Nhiệt độ giảm sâu, nông dân Hà Tĩnh phòng đói, rét cho đàn vật nuôi

Người dân xã Thượng Lộc, Can Lộc che chắn chuồng trại chống rét cho đàn vật nuôi

Để người dân chủ động chống rét cho đàn gia súc, gia cầm, hiện nay, các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã kịp thời tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh thôn, xóm về thông tin đợt rét và hướng dẫn bà con về các biện pháp. Như tại xã Thượng Lộc (Can Lộc) – địa phương miền núi có hơn 2.000 con gia súc, 78.000 con gia cầm, địa phương phối hợp với ngành chuyên môn khuyến cáo người dân không thả rông gia súc lên đồi núi, chủ động nuôi nhốt tại chuồng.

Ông Nguyễn Xuân Diệu – Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho hay: “Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khi nền nhiệt độ xuống thấp, ngoài việc tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động các biện pháp, chúng tôi còn cử cán bộ xuống trực tiếp hướng dẫn bà con chăm sóc đàn vật nuôi trong thời điểm này. Quan trọng nhất trong chống rét là tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi nên chúng tôi lưu ý bà con cho gia súc, gia cầm ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, uống nước ấm có bổ sung thêm muối ăn; thức ăn cần bổ sung thêm chất đạm…”.

Nhiệt độ giảm sâu, nông dân Hà Tĩnh phòng đói, rét cho đàn vật nuôi

Sáng 21/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đi kiểm tra công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc trên địa bàn huyện Hương Khê. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chính quyền địa phương và người dân đã có sự chủ động trong công tác bảo vệ chăm sóc đàn trâu, bò từ việc tích trữ thức ăn thô, thức ăn tinh đến che chắn chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay nhiệt độ đang tiếp tục giảm, rét đậm rét hại có thể tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, vì vậy ngành NN&PTNT và chính quyền, người dân các địa phương cần tiếp tục triển khai tốt giải pháp để bảo vệ trâu bò và các loại gia súc, gia cầm.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Hương Khê hiện có 35.811 con trâu, bò; 49.850 con lợn; 1.073 con hươu; 1,396 triệu con gia cầm; 8.200 đàn ong.

Ông Phan Quý Dương – Trưởng phòng Quản lý chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh cho biết: “Để phòng chống đói, rét cho vật nuôi, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân cần chủ động gia cố, che chắn chuồng trại đủ ấm, luôn khô ráo, sạch sẽ. Cần dự trữ chất đốt để sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại.

Đối với vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, cần cho vật nuôi ăn đủ no, đảm bảo dinh dưỡng; bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex,… để vật nuôi tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh tốt hơn. Lưu ý, những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 13 – 150C hạn chế chăn thả gia súc”.

Nhiệt độ giảm sâu, nông dân Hà Tĩnh phòng đói, rét cho đàn vật nuôi

Người dân Hà Tĩnh bổ sung thêm thức ăn để tăng sức đề kháng cho đàn vật

Ngành chuyên môn cũng khuyến cáo người chăn nuôi cần tiếp tục tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Hàng ngày, theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc, điều trị kịp thời khi con vật ốm. Khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tai xanh, cúm gia cầm… phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

Hà Tĩnh hiện có tổng đàn lợn trên 408.700 con, đàn bò trên 168.500 con, đàn trâu trên 67.150 con, đàn gà trên 8,4 triệu con… Hiện nay, nông dân toàn tỉnh đang ra sức chăm sóc đàn vật nuôi trước diễn biến bất thường của thời tiết.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.