Hà Tĩnh chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong giá rét

(Baohatinh.vn) - Ứng phó với rét đậm, rét hại trong những ngày qua, ngành chức năng và người dân Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi.

Từ 22/1 đến nay, nền nhiệt độ ở Hà Tĩnh giảm sâu, nhiều thời điểm “chạm ngưỡng” rét hại dưới 13 độ C. Nền nhiệt giảm đột ngột đã ảnh hưởng đến đàn vật nuôi.

Ngay khi nghe loa phát thanh của xã phát thông tin về đợt rét đậm, rét hại, ông Trần Như Nguyệt (thôn Mỹ Sơn, xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên) đã kịp thời đưa 3 con trâu thả trong rừng về chuồng nhốt. Để tránh gió lùa, ông đã dùng tôn và gỗ che chắn chuồng trại; đồng thời bổ sung nguồn thức ăn dự trữ cho trâu.

Hà Tĩnh chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong giá rét

Ông Trần Như Nguyệt ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) đã kịp lùa trâu chăn thả rông về nuôi nhốt để chống rét.

Ông Trần Như Nguyệt chia sẻ: “Hai ngày nay, nhiệt độ có lúc xuống thấp dưới 12 độ C nên tôi không thả rông trâu nữa mà nuôi nhốt trong chuồng. Trong những ngày nền nhiệt xuống thấp, rét hại, ngoài bổ sung nhiều rơm khô, tôi còn trộn rau khô, cám gạo với muối để bổ sung dinh dưỡng cho trâu. Nếu thời tiết xuống dưới 10 độ C, tôi sẽ đốt củi để sưởi ấm khu vực chuồng trại, giúp vật nuôi tránh rét”.

Hà Tĩnh chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong giá rét

Thời điểm giá rét cần tăng cường bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò.

Là một trong những địa phương có tổng đàn vật nuôi lớn nhất của Hà Tĩnh, thời điểm này, huyện Cẩm Xuyên đã chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh. Huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra; tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi trong giá rét; Phòng NN&PTNT theo sát tình hình thời tiết để có các biện pháp hướng dẫn phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi kịp thời.

Tại huyện Hương Khê, chính quyền địa phương đã tập trung đôn đốc, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các phòng, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác phòng chống rét đậm, rét hại trên cây trồng, vật nuôi vụ xuân 2024. Trong đó, thuận lợi lớn nhất chính là diện tích ngô lớn, phủ rộng khắp các địa phương, nhờ vậy huyện hoàn toàn chủ động về nguồn thức ăn, đảm bảo đàn vật nuôi không bị đói, rét.

Hà Tĩnh chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong giá rét

Ông Hồ Thanh Sơn (thôn 4, xã Hà Linh, Hương Khê) che chắn chuồng trại và cung cấp đầy đủ thức ăn cho đàn bò.

Ông Hồ Thanh Sơn (thôn 4, xã Hà Linh, Hương Khê) chia sẻ: “5 con bò là tài sản lớn của gia đình nên khi tiếp nhận thông tin thời tiết sẽ chuyển rét, chúng tôi đã chủ động các biện pháp che chắn chuồng trại, đồng thời ủ chua cây ngô để làm thức ăn dự trữ. Khi nhiệt độ xuống thấp như ngày hôm qua (23/1), gia đình đã nhốt đàn bò trong chuồng và cung cấp đầy đủ nước uống, thức ăn tinh, cỏ tươi nên hạn chế được ảnh hưởng của giá rét”.

Hiện nay, các địa phương trên toàn tỉnh cũng đang triển khai công tác phòng, chống rét một cách đồng bộ và hiệu quả theo Công điện chỉ đạo số 01/CĐ-UBND ngày 20/1/2024 của UBND tỉnh. Trong đó, tập trung các giải pháp trước mắt như: người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cần che chắn, giữ ấm chuồng trại, ao chuồng, bể nuôi, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, khu vực nuôi trồng; có biện pháp sưởi ấm cho vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp. Đối với ao nuôi thủy sản, người nuôi cần đảm bảo độ sâu mực nước từ 1,5m trở lên, có thể sử dụng bạt, bèo tây phủ 1/2 - 1/3 mặt ao, sử dụng dụng cụ nâng nhiệt đối với các ao bể nhỏ.

Hà Tĩnh chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong giá rét

Người dân Hà Tĩnh che kín chuồng trại để phòng, chống rét cho đàn lợn.

Người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cần chủ động nguồn thức ăn, bổ sung thêm vitamin, muối khoáng... nhằm tăng cường sức đề kháng cho gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi; vận động, hướng dẫn người chăn nuôi đưa trâu, bò thả rông trong rừng về chỗ nuôi nhốt, kiểm soát được.

Trong thời gian nhiệt độ ngoài trời dưới 13 độ C, tuyệt đối không cho trâu, bò làm việc và chăn thả; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi; chuẩn bị tốt điều kiện để triển khai tiêm phòng đợt 1/2024 cho đàn gia súc, gia cầm.

Ông Phan Quý Dương
Trưởng phòng Quản lý chăn nuôi (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh)

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.