Giá vàng đi ngang, USD giảm nhiệt

Mặc dù giá tăng nhưng áp lực đối với kim loại quý thế giới vẫn khá lớn. Đồng USD đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Fed cũng sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Vàng còn cơ hội tăng giá?

Kết thúc ngày 25/11, các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội niêm yết giá vàng miếng SJC tại 66,7-67,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với giá mở cửa phiên. Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 1 triệu đồng.

Giá vàng thế giới rạng sáng nay (26/11) gần như đứng yên. Giá vàng giao ngay qua Kitco giảm 0,3 USD, xuống 1.755,3 USD/ounce. Giá vàng thế giới gần như không đổi so với rạng sáng ngày trước đó, nhưng kim loại quý đã phục hồi mạnh so với mức thấp nhất trong ngày. Trước đó, giá kim loại quý có thời điểm trượt khỏi ngưỡng 1.750 USD/ounce, tuy nhiên đã phục hồi trở lại và kết thúc tuần trên mức 1.750 USD/ounce nhờ sự suy yếu của đồng bạc xanh.

Quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank chưa thuế phí, vàng SJC hiện đắt hơn vàng thế giới khoảng 15,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đi ngang, USD giảm nhiệt

Giá vàng đi ngang (Ảnh: Tiến Tuấn).

Mặc dù tăng nhưng áp lực đối với vàng vẫn khá lớn. Vàng còn chịu áp lực từ việc đồng USD khá mạnh. Hiện USD đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn ở mức khá cao và được dự báo chưa thể suy giảm nhanh. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dù đã phát đi tín hiệu sẽ sớm xem lại các chính sách tiền tệ nhưng vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Trên Kitco, theo Quant Insight, giá vàng sẽ dễ trở về ngưỡng 1.614 USD/ounce hơn là lên trên 1.750 USD/ounce.

Giá bán USD tự do vẫn dưới mốc 25.000 đồng

USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh - đang trong xu hướng đi xuống từ đầu tháng 11, về vùng thấp nhất 3 tháng. So với đầu tháng nay, USD-Index đã giảm hơn 5%, về 105,9 điểm.

Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước cũng dứt chuỗi tăng liên tiếp hơn 2 tuần trở lại đây và có dấu hiệu chững lại. Kết thúc tuần này, giá USD được niêm yết tại 23.669 đồng/USD, giảm 2 đồng so với trước đó và giảm 26 đồng so với cuối tháng 10. Với biên độ 5% như hiện tại, các ngân hàng được phép giao dịch ở mức thấp nhất 22.485 đồng/USD và cao nhất 24.852 đồng/USD.

Trong ngân hàng, tỷ giá USD/VND cũng đi ngang sau thời gian tăng mạnh. Tại Vietcombank, giá USD có lúc lên gần 24.900 đồng/USD nhưng kết phiên hôm qua dao động ở 24.622-24.852 đồng/USD (mua - bán). Các ngân hàng vẫn niêm yết giá bán USD ở mức sát trần quy định, trong khi giá mua vào tại các nhà băng có sự chênh lệch đáng kể.

Giá bán mỗi USD tại các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do sáng nay thấp hơn mức đỉnh thiết lập hồi tháng 10 khoảng 400 đồng và vẫn ở dưới mốc 25.000 đồng. Cụ thể, USD trên thị trường tự do giao dịch ở mức 24.920-24.980 đồng/USD (mua - bán), tăng 50 đồng chiều mua và tăng 40 đồng chiều bán.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.