Gian nan đường đến trường của nữ sinh khuyết tật ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Muốn có một công việc tự nuôi sống bản thân, có thể thay mẹ chăm sóc bố và chị gái là ước mơ cháy bỏng của cô học trò khuyết tật Võ Thị Miền (cựu học sinh lớp 12A1 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Gian nan đường đến trường của nữ sinh khuyết tật ở Hà Tĩnh

Chiếc xe lăn là người “bạn thân” luôn đồng hành cùng em Võ Thị Miền trên con đường đến trường.

Sau khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 với 21,8 điểm, cả thôn Cát Thủy (xã Xuân Viên) ai cũng mừng cho em Võ Thị Miền và gia đình. Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực vượt khó của cô học trò nhỏ trong suốt thời gian qua.

Ngay từ sinh ra, chân của Miền đã có “vấn đề”. Dù vẫn có thể đi lại được nhưng mọi công việc sinh hoạt, học tập đều khó khăn hơn người bình thường. Cho đến khi em chuẩn bị bước sang lớp 11, căn bệnh teo cơ tứ chi khiến đôi bàn chân, bàn tay em không thể hoạt động bình thường. Trớ trêu thay, bố và chị gái em cũng gặp phải căn bệnh tương tự.

Gian nan đường đến trường của nữ sinh khuyết tật ở Hà Tĩnh

Nhiều năm qua, cô gái nhỏ thực hiện giấc mơ giảng đường với sự hỗ trợ của mẹ.

“Bình thường đi lại đã khó, tỉnh dậy sau một giấc ngủ thấy đôi chân và tay co quắp, không thể hoạt động có lẽ là cảm giác khó quên nhất cuộc đời em. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều đổ lên vai mẹ nên dù có thế nào em vẫn phải cố gắng học tập để thay mẹ chăm sóc bố và chị gái” - Miền tâm sự.

Teo cơ tứ chi khiến cuộc sống của cô học trò nhỏ khó khăn đủ bề. Không gục ngã, Miền đã “đứng dậy” tiếp tục đến trường thực hiện ước mơ giảng đường đại học bằng ý chí và nghị lực.

Trên chiếc xe lăn, cô nữ sinh khuyết tật hằng ngày vẫn đều đặn đến lớp. Cảm phục ý chí của Miền, một cô giáo đã đồng ý dạy thêm môn Tiếng Anh miễn phí cho em. Cứ vậy, vào mỗi buổi chiều, Miền lại được mẹ đưa đến lớp học thêm cách nhà hàng chục cây số để bổ sung kiến thức.

Gian nan đường đến trường của nữ sinh khuyết tật ở Hà Tĩnh

Trong chiếc bàn học đơn sơ, Miền luôn tự nhủ phải cố gắng học tập hơn nữa để nuôi sống bản thân, thay mẹ chăm sóc bố và chị gái.

Ban đầu, em mong muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin thuộc khối A1, tuy nhiên đến kỳ học cuối cùng, Miền lại đổi ý và quyết tâm thi khối D. Quãng thời gian nghỉ học do dịch Covid-19 cũng là lúc em phải tăng tốc để bổ sung kiến thức và theo kịp bạn bè.

Thời gian đó, em phải học cả ngày lẫn đêm. Nhờ vậy mà kỳ thi THPT vừa qua, em đã giành được 21,8 điểm khối D, trong đó: Toán 8,4; Ngữ Văn: 7, Tiếng Anh: 6,4.

Gian nan đường đến trường của nữ sinh khuyết tật ở Hà Tĩnh

Anh Võ Duy Tùng - bố của Miền cũng không thể đi lại, chỉ có thể làm được những công việc đơn giản.

Với một người bình thường có nhiều con đường đi đến thành công nhưng với cô gái nhỏ Võ Thị Miền lúc này, chỉ có con đường học tập. Nếu trước đây, Miền đã nhiều lần muốn bỏ học vì mặc cảm, tủi thân thì nay em phải cân nhắc, suy nghĩ rất nhiều cho con đường mình sẽ bước tiếp thời gian tới.

Miền tâm sự: “Trước đây, em muốn theo học ngành sư phạm nhưng với thân hình này, em phải chọn con đường khác phù hợp hơn, không phải chỉ để đi học mà còn để có một công việc ổn định cho sau này. Do đó, em sẽ nộp nguyện vọng vào khoa Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Vinh để có thể mở ra nhiều cơ hội cho mình”.

Thế nhưng, để có thể cùng em thực hiện giấc mơ cũng đồng nghĩa mẹ của Miền phải từ bỏ mọi công việc để theo em ra Nghệ An ở trọ và chăm sóc cho em, để lại người bà đã cao tuổi, bố và chị gái khuyết tật cho cô em út đang học lớp 10 trông nom. Trước đây, cả gia đình trông chờ vào đồng lương eo hẹp từ nghề làm vệ sinh môi trường của mẹ thì sắp tới, khi mẹ và Miền đi học xa sẽ khiến cho cuộc sống trong gia đình thêm phần đảo lộn.

Gian nan đường đến trường của nữ sinh khuyết tật ở Hà Tĩnh

Bữa cơm đạm bạc của gia đình Miền

Anh Phan Xuân Thành - Phó Bí thư Đảng ủy xã Xuân Viên chia sẻ: “Gia đình anh Võ Duy Tùng là hộ cận nghèo đặc biệt của xã khi có đến 3 người bị khuyết tật không thể đi lại. Nhiều năm qua, chính quyền địa phương, bà con lối xóm đã hết sức quan tâm, động viên, hỗ trợ cho chị em Miền tới trường. Để có thể giúp em an tâm viết tiếp ước mơ thì rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hơn nữa của các tấm lòng hảo tâm”.

Mọi sự giúp đỡ xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: Em Võ Thị Miền, thôn Cát Thủy, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân. SĐT: 0948.538.450; hoặc Báo Hà Tĩnh, số 223 Nguyễn Huy Tự, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, số tài khoản: 0201000445566, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) - Chi nhánh Hà Tĩnh.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Trao tặng nhiều phần quà cho học sinh khó khăn

Trao tặng nhiều phần quà cho học sinh khó khăn

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024), các tổ chức đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hướng đến các em học sinh khó khăn.
Chung tay hỗ trợ 2 bé mồ côi ở Hương Sơn

Chung tay hỗ trợ 2 bé mồ côi ở Hương Sơn

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chỉ đạo quyết liệt việc hoàn thành hồ sơ công nhận hộ nghèo cho 2 cháu mồ côi ở xã Quang Diệm, giúp các cháu được hưởng chính sách của Nhà nước.