''Cắt 1/3 chương trình giáo khoa để giảm tải''

Sau khi Bộ Giáo dục xây dựng đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015", trao đổi với VnExpress, Giáo sư Văn Như Cương cho rằng đề án ra đời chưa đúng thời điểm, hơn nữa với chương trình hiện hành, chỉ cần cắt 1/3 nội dung là giảm gánh nặng nhồi nhét cho học sinh.

- Bộ Giáo dục vừa có đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, ông suy nghĩ thế nào về nội dung đề án này?

- Đề án có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và cả lộ trình thực hiện. Tuy nhiên, đổi mới chương trình sách giáo khoa là công đoạn cuối cùng việc đổi mới toàn diện và mạnh mẽ của cả hệ thông giáo dục theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XI.

Muốn làm một việc gì đó chúng ta cần xây dựng đường lối, chiến lược phát triển chung. Đề án này nói thay đổi chương trình sách giáo khoa nhưng hoàn toàn không theo một định hướng cụ thể nào, ngoài những định hướng chung chung.

- Ông nghĩ sao khi có nhiều người cho rằng chương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là phù hợp với yêu cầu thực tiễn?

- Đúng là chương trình hiện hành quá nặng, quá sức học sinh. Nặng là ở chỗ kiến thức thì nhiều mà thời lượng thì ít. Chẳng hạn với chương trình Toán hiện nay mà học 3 tiết một tuần thì học sinh khó có thể thu nhận kiến thức, nếu học 5 hay 6 tiết mỗi tuần thì không có vấn đề gì. Tôi thấy không có nước nào trên tế giới chỉ học 3 tiết Toán một tuần cả. Vậy nên trong lúc chờ đợi viết lại chương trình và sách giáo khoa chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp.

"Tôi đã từng góp ý với Bộ là cắt giảm 1/3 chương trình hiện hành để giảm tải sức ép lên học sinh". Ảnh: Hoàng Thùy.

"Tôi đã từng góp ý với Bộ là cắt giảm 1/3 chương trình hiện hành để giảm tải sức ép lên học sinh". Ảnh: Hoàng Thùy.

Theo tôi nên mạnh dạn cắt đi khoảng một phần ba chương trình hiện có, bỏ bớt các bài, thậm chí các chương không cần thiết. Việc cắt giảm này hợp với lòng dân, lại tốn rất ít tiền. Chỉ cần giao cho một nhóm nhỏ các nhà chuyên môn làm việc điều chỉnh cho mỗi bộ môn.

Sách giáo khoa chưa cần viết lại, chỉ cần có hướng dẫn cho giáo viên biết cần phải cắt bỏ như thế nào. Như vậy ngay trong năm học tới, chúng ta đã có thể thực hiện chương trình và sách giáo khoa điều chỉnh cho học sinh đỡ khổ và tốn rất ít tiền… Điều đó có nghĩa là chúng ta sử dụng sách cũ trên tinh thần mới.

- Hàng năm, nhà nước vẫn mất một khoản tiền để in mới sách giáo khoa hiện hành cho học sinh. Như vậy, việc bỏ thêm một khoản tiền nữa để đổi mới chương trình thì có gì lãng phí không, thưa ông?

- Việc in lại sách cũ và làm sách mới hoàn toàn khác nhau, đương nhiên số tiền bỏ ra cũng khác nhau. Khi in sách tái bản thì chúng ta chỉ mất tiền in, tiền bản quyền, tiền tác giả tốn không đáng kể. Như vậy in lại không tốn bao nhiêu trong khi làm sách mới rất tốn kém, ngoài xây dựng và biên soạn còn hàng trăm thứ phải chi như nghiên cứu các cơ sở khoa học để xây dựng sách, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa, cán bộ thẩm định chương trình, cán bộ quản lý, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học...

- Ông nhận xét thế nào về con số 70 nghìn tỷ đồng cho một đề án giáo dục?

- Theo Bộ GD&ĐT, đề án là bộ phận quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, đào tạo. Kinh phí triển khai hằng năm được nhà nước phân bổ trong tổng kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục. Kinh phí chỉ đạo được trích từ kinh phí sự nghiệp hằng năm của ngành GD&ĐT. Ngoài ra, nguồn ngân sách địa phương, dự án vốn vay, viện trợ không hoàn lại...cũng là nguồn kinh phí thực hiện đề án.

Theo dự toán, số tiền xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa chỉ mất 962 tỷ đồng nhưng tất cả những khoản chi khác cũng nhằm mục đích cuối cùng là làm lại sách giáo khoa, có sách giáo khoa mới. Con số 70 nghìn tỷ đồng là quá lớn.

"Đổi mới chương trình, sách giáo khoa trước năm 2015 là đi ngược quy trình vì sách giáo khoa là khâu cuối trong đổi mới toàn diện nền giáo dục". Ảnh: Hoàng Thùy.

"Đổi mới chương trình, sách giáo khoa trước năm 2015 là đi ngược quy trình vì sách giáo khoa là khâu cuối trong đổi mới toàn diện nền giáo dục". Ảnh: Hoàng Thùy.

- Có ý kiến cho rằng Bộ hăng hái làm sách, đổi mới chương trình vì nó mang lại lợi ích cho một số nhà xuất bản thuộc Bộ. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Nhà xuất bản có lợi nhưng lợi cũng chẳng được bao nhiêu. Tôi được biết năm nay Nhà xuất bản Giáo dục phải tăng giá sách giáo khoa lên 16%. Như thế là đúng vì giá giấy, giá mực in, giá điện, luơng…đều tăng cả. Nếu nhà nước không hỗ trợ thì Nhà xuất bản Giáo dục có thể lỗ.

Các dự án làm sách đều có lợi nhưng lợi chỗ khác, không phải khâu xuất bản. Nếu không có lợi thì tại sao có chuyện chạy dự án? Nhưng đó là tôi nói chung các dự án, không ám chỉ vào dự án này.

- Vậy ông có kiến nghị gì với Bộ giáo dục trong thời điểm hiện nay?

- Tôi chỉ thấy rằng việc thay sách giáo khoa cũng có thể thực hiện, nhưng chưa thích hợp vào lúc này. Khi xây dựng dự án chúng ta phải có lộ trình, hệ thống thực hiện. Giống như việc thợ chở nguyên vật liệu đến nhưng phải đợi thiết kế mới làm được. Đổi mới phải căn bản và toàn diện chứ không thể bỏ qua những khâu đầu mà thực hiện ngay khâu cuối.

* Lộ trình thực hiện đề án dự kiến trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (2011-2013): Thành lập ban chỉ đạo đề án, xây dựng các văn bản pháp quy, tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình để thử nghiệm...

Giai đoạn thứ hai (2013-2015): Tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành sách giáo khoa, sách giáo viên để thử nghiệm, khảo sát nhu cầu, hoàn thiện, thẩm định và ban hành danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu về thiết bị dạy học.

Giai đoạn thứ ba (2015-2019): Thử nghiệm và đánh giá chương trình thử nghiệm, trưng cầu ý kiến về chương trình, sách giáo khoa và đánh giá quá trình xây dựng để hoàn thiện, thẩm định và ban hành chính thức chương trình, triển khai tài liệu hướng dẫn dạy học kèm theo.

Giai đoạn thứ tư (2019-2022): Tổ chức hoàn thiện, thẩm định và ban hành chính thức sách giáo khoa, tổ chức hướng dẫn thực hiện chương trình, đánh giá kết quả thực hiện đề án và tổng kết đề án.

* Dự án được triển khai chính thức bắt đầu từ năm học 2017 - 2018 và theo phương thức tiến hành đồng thời cả ba cấp học, mỗi năm một lớp trong từng cấp. Những địa phương và cơ sở giáo dục có đủ điều kiện tối thiểu thực hiện trước, những nơi khác lập kế hoạch và có lộ trình phấn đấu đủ mới thực hiện.

* Phân bổ kinh phí:

Xây dựng chương trình và biên dịch sách giáo khoa962 tỷ đồng
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý397 tỷ đồng
Xây dựng cơ sở vật chất35.000 tỷ đồng
Mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học30.050 tỷ đồng
Triển khai thí điểm chương trình, sách giáo khoa3.591 tỷ đồng
Ước tính tổng kinh phí70.000 tỷ đồng

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.