7 kiểu sếp thường gặp

Nhà quản lý tốt có thể giúp nhân viên phát triển, tăng hiệu suất làm việc, nhưng nếu chịu sự điều hành của ông chủ tồi, ngày đi làm sẽ trở nên áp lực.

Tom Gimble, CEO của LaSalle Network (Mỹ), chuyên gia về văn hóa nơi làm việc, cho biết tác phong quản lý của một nhà quản lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của một nhân viên.

“Nhân viên chọn công ty để ứng tuyển, nhưng lại nghỉ việc vì sếp. Điều này khá gần với thực tế”, Gimble nói.

Theo cuộc khảo sát công bố hồi tháng 1 của công ty dịch vụ việc làm GoodHire, 80% nhân viên ở Mỹ cho biết có khả năng nghỉ việc vì người quản lý tồi.

Do vậy để tránh những rắc rối, căng thẳng không cần thiết trong công việc, bạn cần nhận biết một số dấu hiệu của nhà lãnh đạo tốt để tiếp tục cống hiến và tránh xa những người quản lý tồi.

Gimble đã chỉ ra 7 kiểu cấp trên thường gặp và một trong số đó có phẩm chất tốt hơn những kiểu còn lại.

Sếp máy xay (Grinder boss)

Kiểu sếp này luôn làm việc chăm chỉ, đặt công việc lên hàng đầu. Đây có thể là điều tích cực, nhưng kiểu cấp trên này có thể khiến nhân viên cảm thấy áp lực khi liên tục yêu cầu làm việc với cường độ cao.

Đặc biệt, những ông chủ này thường có xu hướng không bao giờ hài lòng với thứ người khác làm. “Bạn có thể sẽ phải làm việc quá sức để đáp ứng yêu cầu của sếp hoặc liên tục phải nghe lời chỉ trích, phàn nàn vì làm không đủ tốt”, Gimble nói.

Sếp động viên (Motivator boss)

Với Gimble, kiểu sếp động viên có một số phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời. Họ không ngừng động viên khi cấp dưới gặp khó khăn và sẵn sàng đề nghị hỗ trợ khi cần. Họ cũng rất lạc quan, hướng nhân viên nhìn vào những khía cạnh tươi sáng, tích cực.

Điều này không xấu, nhưng sự lạc quan quá mức và những lời động viên đôi khi khiến bạn bị ru ngủ. Chưa kể, kiểu sếp hay động viên rất khó đối diện với các vấn đề còn tồn đọng hay tin xấu vì tính cách quá tích cực.

Sếp ma (Ghost boss)

Đây là kiểu lãnh đạo không bao giờ có mặt khi nhân viên cần. Họ thường không cập nhật công việc của nhóm, không sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn. Kiểu sếp này cũng không đưa ra những thông tin phản hồi để cấp dưới đi đúng hướng, dễ dẫn đến sai lầm và lạc lối.

Đặc biệt, những nhà quản lý này có thể gây hại cho sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên vì không thể trở thành người cố vấn để cấp dưới học hỏi.

7 kiểu sếp thường gặp

Nhà quản lý tồi dễ khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và muốn nghỉ việc. Ảnh minh họa

Sếp núi lửa (Volcano boss)

Tương tự như sếp ma, những nhà quản lý này không thích mọi điều nhân viên làm những cũng không thể đưa ra những gợi ý, hướng dẫn trong công việc. Họ chỉ biết bùng nổ cơn giận mỗi khi nhân viên làm sai.

Thay vì nhận trách nhiệm khi dự án hoặc kết quả làm việc không như kỳ vọng, người quản lý này luôn đổ mọi tội lỗi cho nhân viên.

Sếp ái kỷ (Narcissist boss)

Kiểu sếp này chỉ quan tâm đến bản thân và cảm xúc cá nhân. Mọi hành động của họ dựa trên lợi ích cá nhân, chỉ làm điều tốt cho mình và đặt lợi ích tập thể ra sau. Điều này khiến nhân viên cảm thấy không được quan tâm, chăm sóc.

Bên cạnh đó, sếp ái kỷ rất thích được người khác tâng bốc và ghi nhận công lao với bất kỳ ý tưởng hay thành tựu sự nghiệp.

Sếp muốn làm bạn thân với nhân viên (Best Friend Forever boss)

Đây là kiểu sếp muốn kết thân với cấp dưới vì muốn bản thân được mọi người xung quanh yêu quý.

Kết bạn chốn công sở không xấu nhưng theo Gimble, kiểu sếp này chỉ ưu tiên kết giao bạn bè hơn là lãnh đạo nhân viên đi đúng hướng, xây dựng trách nhiệm nhóm và thúc đẩy công việc đi lên. Họ dễ khiến nhân viên mất tập trung trong công việc, cản trở sự phát triển của nhóm vì quá quan tâm đến đồng nghiệp.

Sếp biết quan tâm và có trách nhiệm

Theo chuyên gia, sếp tốt là người biết cân bằng giữa trách nhiệm và sự quan tâm. Họ sẽ đưa ra phản hồi trung thực về công việc của cấp dưới, thúc đẩy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của nhân viên.

Họ được đánh giá là kiểu cấp trên biết quan tâm đến nhân viên đúng mực. Kiểu người này biết khi nào nhân viên đã trải qua một ngày làm việc khó khăn, đang có vấn đề cá nhân và tạo điều kiện để đối phương giải quyết tốt mọi thứ.

“Tìm kiếm hoặc trở thành một người sếp như vậy rất khó vì ít người phù hợp với mọi tiêu chí này. Nhưng một cấp trên chỉ cần cố gắng mô phỏng những phẩm chất này, đó là người bạn nên tìm kiếm và xin được làm việc chung”, chuyên gia nói.

Theo Minh Phương/VNE (Theo CNBC)

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.