Giữa nghi vấn gây huyết khối, AstraZeneca đổi tên vaccine COVID-19

Công ty dược AstraZeneca đã đổi tên vaccine COVID-19 từ “AstraZeneca Covid-19 Vaccine” thành “Vaxzevria”.

Giữa nghi vấn gây huyết khối, AstraZeneca đổi tên vaccine COVID-19

Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine AstraZeneca ở Bắc Ireland. Ảnh: Reuters

Theo đài RT (Nga), động thái này diễn ra khi công ty phải vất vả trấn an dư luận rằng vaccine COVID-19 của mình là an toàn. Có nhiều người gặp phản ứng phụ như gây huyết khối chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vaccine của hãng dược này.

Trong thông cáo báo chí, AstraZeneca cho biết đổi tên không liên quan tới thay đổi vaccine. Công ty cho biết các nhân viên y tế cần chú ý về nhãn hiệu mới vì nhãn và quy cách đóng gói trông sẽ khác trước.

Cơ quan Y khoa châu Âu đã đồng ý với tên mới của AstraZeneca vào tuần trước.

Covishield, loại vaccine COVID-19 dựa trên cùng công thức nhưng được phát triển theo thỏa thuận hợp tác giữa AstraZeneca và Viện Serum Ấn Độ, sẽ vẫn giữ nguyên tên.

Cái tên Vaxzevria ra mắt trong bối cảnh AstraZeneca phải chống đỡ với nhiều vấn đề xoay quanh vaccine này. Trên 10 quốc gia châu Âu đã tạm ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca sau các ca huyết khối. Ngày 29/3, Canada đã ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca cho người dưới 55 tuổi vì quan ngại về tính an toàn.

Tổ chức Y tế Thế giới, giới chức châu Âu và AstraZeneca đều khẳng định vaccine an toàn, không liên quan tới huyết khối.

AstraZeneca còn gặp rắc rối sau khi các nhà quản lý Mỹ lo ngại dữ liệu thử nghiệm của AstraZeneca để tính hiệu quả vaccine là lỗi thời và gây hiểu nhầm. Mỹ chưa cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của AstraZeneca.

Theo baotintuc

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.