Giúp người dân Hà Tĩnh nắm bắt những điểm mới của Luật Căn cước

(Baohatinh.vn) - Công an Hà Tĩnh đang tập trung tuyên truyền giúp người dân nắm bắt điểm mới của Luật Căn cước, tạo thuận lợi trong giao dịch hành chính.

d4e9342c19b3b9ede0a2.jpg
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam” thu hút đông đảo người dân Hà Tĩnh tham gia.

Sau gần 1 tháng tổ chức (từ tháng 5/2024), đến nay, cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam” đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sỹ và người dân Hà Tĩnh tham gia.

Đại úy Đinh Thị Bảo Ngọc (Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an tỉnh) chia sẻ: "Tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc, tôi lại tìm hiểu các quy định liên quan về Luật Căn cước. Để có bài dự thi đảm bảo chất lượng, tôi phải nghiên cứu kỹ các quy định hiện; đồng thời, tra cứu, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau; so sánh giữa Luật Căn cước công dân 2014 hiện hành với Luật Căn cước 2023... để hiểu rõ bản chất vì sao phải thay đổi. Những kiến thức này không chỉ áp dụng riêng trong cuộc thi mà còn hữu ích cho bản thân tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ".

a8b8def0aa6e0a30537f-2.jpg
Đại uý Đinh Thị Bảo Ngọc (Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an tỉnh) tham gia cuộc thi viết.

Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, gồm 7 chương, 46 điều. Trong đó, luật có 10 điểm mới quan trọng, như: Chính thức đổi tên CCCD thành căn cước; giá trị sử dụng của thẻ CCCD, CMND đã được cấp; CMND 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước; cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi; bổ sung quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; bổ sung quy định cấp căn cước điện tử; bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học và bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước.

Không chỉ thu hút cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, cuộc thi còn nhận được sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp Nhân dân.

Theo thông tin từ Công an TX Hồng Lĩnh, vừa qua, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an TX Hồng Lĩnh) đã nhận được bài thi viết từ một thí sinh vô cùng đặc biệt đó là ông Trần Bình Trọng. Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng khi biết thông tin về cuộc thi, ông Trọng (SN 1947, trú tổ dân phố 4, phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh) đã nhiệt tình tham gia. Bài thi của ông được cán bộ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH đánh giá cao, các nội dung được trình bày bài bản, chi tiết, chứng minh người viết có sự đầu tư kỹ lưỡng, rất nghiêm túc.

53801812ed8c4dd2149d-2.jpg
Ông Trần Bình Trọng (SN 1947, trú tổ dân phố 4, phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh) đến nộp bài dự thi tại Đội Cảnh sát QLHC về TTXH.

"Hiện nay, CCCD là giấy tờ tuỳ thân vô cùng quan trọng đối với mọi người trong thực hiện các giao dịch, TTHC, chính vì vậy, sau khi có thông tin về cuộc thi này, tôi lập tức tham gia. Dù tuổi tác đã cao nên quá trình làm bài với tôi có phần khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, cùng với đó là tinh thần cầu thị. Có lẽ tôi là người cao tuổi nhất tham gia cuộc thi, hiện tại, dù được giải hay không, đây cũng là kỷ niệm vô cùng đáng nhớ" - ông Trọng cho hay.

Theo thông tin từ Công an tỉnh, cuộc thi diễn ra trong thời gian gần 3 tháng, từ tháng 5/2024 đến hết ngày 15/8/2024. Để tạo tính lan tỏa cho cuộc thi, công tác truyền thông được thực hiện dưới nhiều hình thức như: đăng tải thể lệ trên cổng/trang thông tin điện tử của Công an tỉnh và các địa phương; thông tin trên các nhóm zalo, facebook của cơ quan, đơn vị và rộng rãi trong người dân...

4929966146f8e6a6bfe9.jpg
Công an xã Thạch Đài (Thạch Hà) tuyên truyền 10 điểm mới của Luật Căn cước trên facebook.

Các điểm mới của Luật Căn cước liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, tập trung cho công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng công an từ nay đến ngày luật có hiệu lực (1/7/2024).

Ngoài cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam”, lực lượng công an đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như trực tiếp phổ biến tại các trường học; chia sẻ các bài viết liên quan trên facebook, zalo, trang/cổng thông tin điện tử của các địa phương, đơn vị; phát thanh rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh; treo pano tại các nhà văn hoá thôn; giới thiệu về luật trong các cuộc họp chi bộ... Nội dung tuyên truyền tập trung về vị trí, vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng Luật Căn cước, định danh và xác thực điện tử với đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng tập trung đa dạng các hình thức, trong đó khuyến khích tuyên truyền về các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, cách làm sáng tạo, hiệu quả, các mô hình hay trong công tác cấp thẻ căn cước, tài khoản định danh điện tử.

Thượng tá Trần Hữu Cảnh - Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an tỉnh) cho biết: Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Căn cước 2023, định danh và xác thực điện tử giúp người dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của Luật Căn cước, tài khoản định danh điện tử đối với đời sống xã hội, góp phần bảo đảm ANTT, chuyển đổi số. Bên cạnh công tác tuyên truyền, lực lượng công an cũng trực tiếp hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của công dân liên quan đến thẻ căn cước; chủ động, tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Căn cước.

Chủ đề Căn cước công dân

Đọc thêm

Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.