Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với mưa lớn diện rộng sắp diễn ra

(Baohatinh.vn) - Từ chiều 11 - 13/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với gió đông trên cao nên khu vực Hà Tĩnh xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.

Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh áp thấp có trục qua Trung Bộ nên khu vực Hà Tĩnh một số nơi đã có mưa, mưa vừa. Từ chiều 11 - 13/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với gió đông trên cao nên toàn khu vực xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa cả đợt vùng núi phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 300mm. Từ ngày 16 - 20/10, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và còn kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và gió đông trên cao nên khả năng tiếp tục xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa rất lớn.

Mưa lớn có nguy cơ rất cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven các sông suối, ngập úng ở vùng trũng thấp và khu vực đô thị. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ hôm nay (10/10), trên biển liên tục duy trì gió mạnh, sóng lớn, mưa rào và dông có khả năng còn kèm theo lốc xoáy và gió giật mạnh có thể gây nguy hiếm cho các phương tiện hoạt động trên biển.

Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với mưa lớn diện rộng sắp diễn ra

Từ chiều 11 - 13/10, khu vực Hà Tĩnh khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.

Thực hiện Văn bản số 35/QGPCTT ngày 09/10/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt và nguy cơ lũ, lũ qụét, sạt lở đất, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành, đơn vị, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, tập trung triển khai một số nhiệm vụ:

Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và gió mạnh trên biển, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền đầy đủ thông tin mưa lũ đến các địa phương, đơn vị và người dân được biết, đồng thời phổ biến, hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Triển khai lực lượng tổ chức rà soát các hộ dân, nắm số điện thoại chủ hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng liên lạc, ứng cứu. Phân công cán bộ theo dõi cụ thể các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, chủ động triển khai các phương án ứng phó phù hợp; đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Chuẩn bị phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu để ứng phó với với thời gian mưa lũ kéo dài.

Chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đang thi công dang dở, đề phòng mưa lớn gây sạt lở, làm ách tắc giao thông; cử người trực và hướng dẫn giao thông tại các khu vực xung yếu, như: Ngầm qua suối, đường bị ngập sâu, bến đò ngang, đò dọc... nghiêm cấm đánh bắt cá ở những khu vực lũ nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người dân; tránh lơ là, chủ quan trong mưa, lũ để xảy ra những tai nạn chết người do bất cẩn. Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, chủ tịch UBND cấp huyện quyết định và chịu trách nhiệm trong việc cho học sinh nghỉ học để hạn chế việc đi lại, tránh bất cẩn xảy ra sự cố đáng tiếc.

Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các biện pháp gia cố bảo vệ đê điều, hồ đập nhất là các hồ đập có nguy cơ mất an toàn cao, bố trí lực lượng tuần tra canh gác, có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để đảm bảo an toàn khi có tình huống; rà soát bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng triển khai ứng cứu khi xảy ra sự cố.

Hướng dẫn người dân triển khai phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả, các lồng bè và diện tích nuôi trồng thủy hải sản đã đến kỳ thu hoạch, nhất là khu vực có nguy cơ bị ngập sâu; chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống ngập úng, bảo vệ sản xuất. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của thời tiết trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền biết diễn biến gió mạnh và sóng lớn trên biển để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, cũng như phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có tình huống xảy ra.

Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với mưa lớn diện rộng sắp diễn ra

Mưa lớn gây ngập tuyến đường Nguyễn Công Trứ, TP Hà Tĩnh ngày 8/10.

Các đơn vị được giao quản lý công trình hồ đập, thủy lợi, thủy điện, đê điều tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập; đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước, các hồ chứa đang thi công, sửa chữa và các tuyến đê xung yếu, đê, cống qua đê đang thi công. Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố (nếu có) ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ, vật tư, phương tiện, nhân lực để xử lý khi có tình huống xấu xảy ra, đặc biệt tại các vị trí xung yếu.

Đối với các hồ chứa có cửa van, đơn vị quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đặc biệt là tình hình mưa từ các cơ quan khí tượng thủy văn để chủ động vận hành, nhằm đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du và tích đủ nước phục vụ sản xuất. Đối với các cống tiêu, thoát lũ phải cử người thường trực thường xuyên để vận hành tiêu thoát lũ kịp thời.

Sở NN&PTNT chỉ đạo các công ty TNHH MTV thủy lợi, các địa phương thường xuyên kiểm tra, tổ chức vận hành các công trình tiêu thoát lũ kịp thời chống ngập úng, triển khai các phương án đảm bảo an toàn các hồ, đập thủy lợi; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra. Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Sở Công thương chỉ đạo công tác vận hành an toàn các hồ, đập thủy điện (đặc biệt là thủy điện Hố Hô) để vừa đảm bảo an toàn công trình, vừa an toàn cho vùng hạ du, chỉ đạo các chủ hồ kịp thời cập nhật thông tin vận hành hồ chứa về cơ quan quản lý và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; chuẩn bị đầy đủ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu để hỗ trợ các địa phương khi có mưa, lũ lớn; có phương án đảm bảo an toàn hệ thống điện, duy trì nguồn điện phục vụ tiêu úng, vận hành tràn xả. lũ của các hồ chứa.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai; phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo kiểm soát, phân luồng chống ách tắc, bảo đảm an toàn cho hành khách và các phương tiện vận tải; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư phối hợp với các đơn vị quản lý kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông trên các trục chính qua trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự và chủ động triển khai phương án ứng phó với thiên tai đã được phê duyệt.

Chủ đầu tư các công trình, các Ban Quản lý Dự án phối hợp với chính quyền các địa phương khẩn trương triển khai phương án bảo đảm an toàn đối với công trình, người và máy móc, thiết bị khi có mưa lớn xảy ra.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến thiên tai; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủng động phòng, tránh.

Các tiểu ban thuộc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp, duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Chủ đề Dự báo thời tiết Hà Tĩnh

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.