Hà Tĩnh đạt mục tiêu Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4% trong năm 2020

(Baohatinh.vn) - Với chính sách điều hành linh hoạt, thận trọng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 của Hà Tĩnh tăng 3,45% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu đề ra là dưới 4%.

Hà Tĩnh đạt mục tiêu Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4% trong năm 2020

Năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19

Cụ thể, phân theo nhóm ngành hàng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,40%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,67%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 3,85%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,19%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,9%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,51%; giáo dục tăng 5,12%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,39%; bưu chính viễn thông giảm 0,95%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,01% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh, năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thiên tai. CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao; giá thuốc và thiết bị y tế tăng do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP…

Hà Tĩnh đạt mục tiêu Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4% trong năm 2020

CPI bình quân năm 2020 của Hà Tĩnh tăng 3,45% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu đề ra là dưới 4%.

Ở chiều ngược lại, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020: giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm so với năm trước; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm.

Đặc biệt, Hà Tĩnh chủ động triển khai nhiều gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19, thiên tai… đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tâm lý người dân, góp phần kiểm soát lạm phát.

Chỉ số CPI bình quân năm 2020 của Hà Tĩnh đạt mục tiêu đề ra là dưới 4% sẽ tạo điều kiện để thực hiện các chính sách, biện pháp điều hành giá trong năm 2021.

Dự báo, chỉ số CPI tháng 1/2021 có khả năng tăng cao do giá nhiều nhóm hàng hóa như: lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng, hàng may mặc sẽ biến động mạnh vào thời điểm chuẩn bị cho tết Nguyên đán. Vì thế, các ban, ngành, địa phương cần chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung cho thị trường, dự trữ hàng hoá, bình ổn giá các thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, gạo...

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.