Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(Baohatinh.vn) - Công tác tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Hà Tĩnh tiến hành rộng rãi, dân chủ, khách quan, nghiêm túc và thực chất, bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động được trí tuệ của Nhân dân.

Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sở TN&MT tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ngay sau đó, 13/13 huyện, thành phố, thị xã cùng 18 sở, ban, ngành và khối Uỷ ban MTTQ (25 tổ chức thành viên, 13/13 ủy ban MTTQ cấp huyện) đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả, chất lượng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được triển khai rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Việc lấy ý kiến góp ý của Nhân dân vào dự thảo luật trên địa bàn tỉnh được triển khai và thực hiện bằng nhiều hình thức.

Đặc biệt, nhiều địa phương đã trích dẫn, in ấn các điều luật có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân gửi đến tận tổ liên gia để người dân nghiên cứu kỹ trước khi họp lấy ý kiến để đảm bảo chất lượng.

Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến nay, tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức lấy kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân và tổng hợp gửi kết quả về UBND tỉnh theo đúng kế hoạch.

Theo báo cáo của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị toàn tỉnh đã tổ chức 3.858 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); qua đó, đã nhận được 52.649 lượt ý kiến góp ý.

Các ý kiến đều đánh giá dự thảo đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế phát sinh trong thực tiễn liên quan đến đất đai.

Nhiều ý kiến đóng góp đã nêu lên những điểm còn chưa hợp lý; đồng thời, đưa ra nhiều ý kiến xác thực liên quan đến chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất, quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, chính sách tài chính về đất đai…

Hà Tĩnh: Gần 52.700 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ủy ban MTTQ huyện Can Lộc tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý của các tổ chức chính trị, xã hội huyện, các chuyên gia về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đánh giá của Sở TN&MT Hà Tĩnh, công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khách quan, nghiêm túc và thực chất, bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động được trí tuệ của Nhân dân.

Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc tham gia ý kiến đối với dự thảo luật, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều đang được tổ chức lấy ý kiến theo nhiều hình thức đa dạng, thực chất theo yêu cầu Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 170 của Chính phủ.

9 nội dung trọng tâm lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý đất đai; quy định về hộ gia đình quản lý sử dụng đất.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.
Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội

Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội

Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, thời gian qua, Hà Tĩnh đang nỗ lực mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo an sinh cho người dân.
Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.