Hà Tĩnh phân bổ hơn 9 tỷ đồng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký ban hành Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 7/8/2023 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023.

Theo đó, phân bổ các đơn vị cấp tỉnh 532 triệu đồng, cấp huyện 8,478 tỷ đồng (Hương Sơn 1,643 tỷ đồng, Đức Thọ 935 triệu đồng, Kỳ Anh 935 triệu đồng, Thạch Hà 850 triệu đồng, Can Lộc 786 triệu đồng, Cẩm Xuyên 744 triệu đồng, Nghi Xuân 489 triệu đồng, Lộc Hà 489 triệu đồng, Vũ Quang 460 triệu đồng, Hương Khê 234 triệu đồng, TP Hà Tĩnh 510 triệu đồng, TX Kỳ Anh 212 triệu đồng và TX Hồng Lĩnh 191 triệu đồng).

Hà Tĩnh phân bổ hơn 9 tỷ đồng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà năm 2023 kiểm tra quy trình, quy mô sản xuất sản phẩm mắm tôm Làng xưa.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN& PTNT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các cơ quan liên quan thông báo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị được giao kế hoạch vốn khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ thủ tục theo quy định để tổ chức triển khai thực hiện và quản lý, sử dụng kinh phí đúng quy định. Thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện ở địa phương, đơn vị; đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được giao đúng kế hoạch; kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo đúng quy định hiện hành về quản lý, điều hành thực hiện chương trình MTQG.

Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan thực hiện cấp phát nguồn vốn kịp thời, đúng quy định; phối hợp với Sở NN& PTNT và các cơ quan liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện; thanh, quyết toán, giải ngân kinh phí; đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp đúng quy định hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Kho bạc Nhà nước tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện giải ngân nguồn vốn kịp thời, đúng quy định.

Các đơn vị cấp tỉnh được giao kế hoạch vốn sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả; quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng; thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Hà Tĩnh phân bổ hơn 9 tỷ đồng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Tĩnh kiểm tra thực tế các cơ sở tham gia đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023.

Các đơn vị cấp tỉnh được giao kế hoạch vốn sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả; quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng; thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ thủ tục theo quy định để tổ chức triển khai thực hiện và quản lý, sử dụng kinh phí đúng quy định; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo đúng quy định hiện hành về quản lý, thực hiện Chương trình MTQG.

Chủ động cân đối bố trí ngân sách cấp huyện, lồng ghép với ngân sách Trung ương và huy động tối đa nguồn lực tài chính hợp pháp khác để thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời giải ngân nguồn vốn ngay khi có khối lượng nghiệm thu, không tập trung thanh toán vào cuối năm; định kỳ (ngày 15, ngày 30 hằng tháng) soát xét, tổng hợp kết quả giải ngân trong kỳ và lũy kế kết quả thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đến thời điểm và báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tài chính, Sở NN& PTNT và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để theo dõi, đôn đốc thực hiện kịp thời.

Trong mọi trường hợp, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Sở NN& PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật của các thông tin, số liệu, kế hoạch kinh phí thực hiện Chương trình, nội dung thẩm định, thanh, quyết toán, kiểm soát chi đối với khoản kinh phí được cấp.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.