Hà Tĩnh phân bổ hơn 159,5 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2023

(Baohatinh.vn) - Trong tổng kinh phí 159,539 tỷ đồng, có 86,039 tỷ đồng phân bổ theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh cấp cho các huyện, thành phố, thị xã; 73,5 tỷ đồng thưởng xã, huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký ban hành Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 14/6/2023 phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2023 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.

Hà Tĩnh phân bổ hơn 159,5 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2023

Một góc xã NTM kiểu mẫu Xuân Thành (Nghi Xuân).

Theo quyết định, tổng kinh phí để thực hiện chính sách NTM là 159,539 tỷ đồng, trong đó, kinh phí theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh cấp cho các huyện, thành phố, thị xã là 86,039 tỷ đồng; kinh phí để thưởng xã, huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là 73,500 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã phê duyệt chi tiết kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách và kịp thời có văn bản đề xuất gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh cấp ứng kinh phí hỗ trợ chính sách năm 2023 theo quy định; địa phương, đơn vị tự đảm bảo kinh phí nếu thực hiện ngoài kế hoạch kinh phí tỉnh giao.

Hà Tĩnh phân bổ hơn 159,5 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2023

Tổ dân phố 1, thị trấn Đức Thọ xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu.

Thực hiện kế hoạch kịp thời, đúng trình tự, đối tượng, điều kiện và hồ sơ hỗ trợ quy định; định kỳ (tháng, quý, năm) báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện chính sách gửi Văn phòng Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp Sở NN&PTNT (Cơ quan Thường trực, điều phối giúp Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh) và đơn vị liên quan tổng hợp chung kết quả thực hiện chinh sách năm 2023; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã thực hiện chính sách đúng quy định.

Rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trên từng lĩnh vực chính sách (nếu có); phân loại vướng mắc; xác định thẩm quyền tham mưu xử lý vướng mắc thuộc trách nhiệm: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó kịp thời tháo gỡ những vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp huyện, xã; tổng hợp, phân loại vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp tỉnh giải quyết, gửi Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp sở, ngành và đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn tháo gỡ các vướng mắc (trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh kịp thời).

Hà Tĩnh phân bổ hơn 159,5 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2023

Người dân thôn Đình - xã Sơn Châu (Hương Sơn) hoàn thiện khu vui chơi thể thao công cộng.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện giải ngân nguồn vốn kịp thời, đúng quy định; tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ chính sách năm 2023 theo quy định.

Đối với các sở, ngành liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn địa phương, đơn vị triển khai thực hiện; chủ động, tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quy định, đồng thời phối hợp Sở NN&PTNT tham mưu giải pháp tháo gỡ những vướng mắc phát sinh; đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện chính sách; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách theo từng lĩnh vực gắn với công tác quản lý nhà nước của sở, ngành; đột xuất, định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

Trong mọi trường hợp, các sở: Tài chính, NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật của các thông tin, số liệu, kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách, các nội dung tham mưu tại các văn bản nêu trên.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.