(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đứng thứ 8 cả nước về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2021 và xếp thứ 5 về Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.
Sáng nay (25/5), Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số CCHC năm 2021 (PAR Index) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2021 (SIPAS).
Cán bộ làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh.
Theo kết quả đánh giá của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ, về chỉ số PAR Index năm 2021, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Hải Phòng dẫn đầu với 91,8 điểm.
Về chỉ số SIPAS năm 2021, tỉnh Quảng Ninh xếp vị trí thứ nhất trong 63 tỉnh, thành với 94,07%.
Đối với Hà Tĩnh, qua đánh giá của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ, chỉ số PAR Index năm 2021 đạt 88,6 điểm, tăng 8 bậc so với năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 của Bắc Trung bộ (sau Thừa Thiên Huế).
Về chỉ số SIPAS năm 2021, Hà Tĩnh đạt 91,17%, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành, tăng 6 bậc so với năm 2020 và xếp thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ.
Năm 2020, Chỉ số PAR Index của tỉnh đạt 85,31/100 điểm, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 4 bậc so với năm 2019; Chỉ số SIPAS đạt tỷ lệ 89,13%, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 13 bậc so với năm 2019.
Theo đó, UBND tỉnh đã yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về CCHC theo các nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC để phấn đấu Hà Tĩnh đứng trong nhóm 10 đến 15 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số PAR Index; nhóm các tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số SIPAS đạt tỷ lệ hài lòng trên 90%.
Các ban, ngành, địa phương của TP Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường giải quyết kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường dự án…
Chủ tịch UBND tỉnh phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, địa phương Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công điện này.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ công trình khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở ở Hà Tĩnh.
Kỳ họp thứ 19 HĐND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung đánh giá kết quả phát triển KT-XH, QP-AN năm 2024 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng để triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Kỳ họp thứ 20 của HĐND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; thông qua 4 nghị quyết quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025.
Theo kết quả đánh giá từ Hội đồng Thẩm định cải cách hành chính tỉnh, Sở Ngoại vụ, UBND TP Hà Tĩnh và Công an tỉnh là 3 đơn vị, địa phương xếp thứ nhất về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024.
Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công văn số 01-CV/BCĐ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 09-KL/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh Lê Minh Đạo, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phan Tấn Linh là người thứ 2 đăng đàn trả lời chất vấn.
Việc miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc tại địa bàn ưu đãi đầu tư.
Trong thời gian còn lại của ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 23, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh tích cực tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường.
Việc điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030 nhằm phù hợp với những thay đổi của Luật Nhà ở, các văn bản pháp lý và Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia.
Việc phân cấp cho HĐND cấp huyện ở Hà Tĩnh được phân bổ vốn thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong phân bổ, điều chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách hằng năm.
Khai mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đề nghị cử tri, Nhân dân tỉnh nhà theo dõi, tham gia góp ý, góp phần tổ chức thành công kỳ họp.
Trước thời điểm việc sắp xếp đơn vị hành chính có hiệu lực, người dân ở các xã thuộc diện sáp nhập tại Hà Tĩnh tin tưởng, kỳ vọng vào sự đổi thay, phát triển của địa phương.
Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII diễn ra trong 2,5 ngày (từ 11 - 13/12) là kỳ họp quan trọng, thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân tỉnh nhà. Trước thềm kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh thông tin về các nội dung liên quan.
Sau sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, Hà Tĩnh giảm 1 huyện, 7 xã/phường, còn 12 ĐVHC cấp huyện và 209 ĐVHC cấp xã.
Lấy phiếu khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân các xã, thị trấn ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhằm đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan Nhà nước.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 05, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, dữ liệu số trên địa bàn Hà Tĩnh đã được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bộ Công thương có chủ trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường; nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh, sẽ có một số phường điều chỉnh, sáp nhập vào phường khác.
Theo Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ.
Thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, huyện Thạch Hà đang tập trung các phần việc cho công tác sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.