Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

(Baohatinh.vn) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Hà Tĩnh Trần Thế Dũng đề nghị thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) và các cơ quan liên quan cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra.

Chiều 28/2, BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ 2023. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh Trần Thế Dũng; Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy - Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh Nguyễn Đình Hải chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và các thành viên trong BCĐ cùng dự.

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Đình Hải chủ trì hội nghị.

Công tác cải cách tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực

Năm 2022, công tác cải cách tư pháp tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành chức năng và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức đã tham gia góp ý trên 200 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh như: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong Công an nhân dân…

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Đại biểu tham dự hội nghị.

Cơ quan điều tra hai cấp đã thụ lý giải quyết 1.046 tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tỷ lệ giải quyết đạt 91,4% (cao hơn 1,4% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 96/2019/QH14); tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm đạt 95% (cao hơn 20% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 96/2019/QH14); khởi tố điều tra 861 vụ/1.670 bị can; kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 778 vụ/1.572 bị can.

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn báo cáo kết quả công tác cải cách tư pháp năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp đã thực hiện quản lý và kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm do cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết; tiến hành 22 cuộc trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm tại cơ quan điều tra, 670 lượt nắm tình hình tội phạm tại công an cấp xã và các cơ quan liên quan...

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Đại tá Nguyễn Thanh Liêm - Phó Giám đốc Công an tỉnh: Cần tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm...

Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý, giải quyết 3.603/4.503 vụ, việc, đạt tỷ lệ 88,9%. Trong đó, án hình sự giải quyết 984 vụ/1.853 bị cáo, đạt tỷ lệ 92,7% (cao hơn 4,7% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 96/2019/QH14); án dân sự giải quyết 1.572/1.940 vụ, việc, đạt tỷ lệ 81% (cao hơn 3% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 96/2019/QH14); án hành chính giải quyết 30/33 vụ, đạt tỷ lệ 90,9% (cao hơn 30,9% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 96/2019/QH14).

Việc triển khai thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đạt kết quả tích cực. Năm 2022, Tòa án nhận được 2.235 đơn khởi kiện; 1.014 đơn đồng ý chuyển hòa giải, đối thoại, tăng 743 đơn so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, đã giải quyết 980 đơn. Đã tổ chức xét xử trực tuyến 129 vụ án, trong đó có 127 phiên tòa hình sự, 2 phiên tòa hành chính.

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bùi Văn Lam: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cần được các thành viên trong BCĐ và các ban, ngành quan tâm thực hiện để giảm số lượng các loại tội phạm trong xã hội.

Các cơ quan thi hành án dân sự đã tiến hành thụ lý giải quyết thi hành án dân sự 4.307 việc. Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tiếp tục được các cơ quan quan tâm thực hiện; các cơ quan đã phân công, bố trí cán bộ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở làm việc.

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng: Cần tiếp tục thực hiện các đề án, chính sách, kế hoạch đã ban hành về phát triển đội ngũ luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định, đấu giá tài sản, thừa phát lại. Đặc biệt, cần quan tâm tổ chức thành công Đại hội Đoàn Luật sư nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan liên quan cần tiếp tục bám sát nhiệm vụ được đề ra tại kế hoạch công tác cải cách năm 2023 của BCĐ; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tuyên truyền về cải cách tư pháp nói riêng, tuyên truyền pháp luật nói chung; tuyên truyền sâu rộng, hình thức phù hợp với từng đối tượng; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành và Nhân dân về công tác tư pháp và cải cách tư pháp.

Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Đình Hải - Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh.

Tại hội nghị, đại biểu cũng đã thẳng thắn trao đổi và chỉ ra những tồn tại trong năm 2022 như: hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật của một số cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn hạn chế. Việc phối hợp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật có mặt còn chưa nhuần nhuyễn.

Tiến độ giải quyết một số tin báo về tội phạm còn chậm; một số vi phạm đã được Viện Kiểm sát kiến nghị chậm được khắc phục; tỷ lệ các vụ việc đương sự đồng ý hòa giải, đối thoại tại Tòa án còn thấp (chưa đến 50%); kết quả thi hành các vụ việc về kinh tế, tham nhũng đạt hiệu quả thấp, chưa có nhiều giải pháp tích cực để giải quyết loại án này…

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp, thời gian tới, BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh tiếp tục chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về cải cách tư pháp, các bộ luật và luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp.

Chủ động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là trong hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản. Tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm...

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh Trần Thế Dũng đề nghị, các thành viên BCĐ, các cơ quan liên quan tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2023.

Hà Tĩnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo về cải cách tư pháp

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh Trần Thế Dũng phát biểu kết luận hội nghị.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn với chương trình hành động cụ thể. Chú trọng phối hợp chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, lấy ý kiến Nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi, các văn bản luật, các chủ trương, chính sách mới của tỉnh...

Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tư pháp thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 96/2019/QH1496 ngày 27/11/2019 của Quốc hội. Nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo quy định; nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, hòa giải trong giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đề nghị các thành viên BCĐ, cơ quan liên quan phối hợp đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền các cấp với các cơ quan tư pháp, nhất là trong phối hợp giải quyết án dân sự, hành chính, thi hành án các vụ việc dân sự phức tạp, phải tiến hành cưỡng chế. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động của các cơ quan tư pháp; tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; chủ động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động bổ trợ tư pháp, nhất là trong hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản...

Tiếp tục phát huy vai trò giám sát chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp; các cơ quan trong khối nội chính cần phối hợp nhịp nhàng trong thực hiện các nhiệm vụ, chủ động tham mưu tỉnh giải quyết kịp thời các vụ việc.

Chủ đề Phòng chống tham nhũng

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).