Hạ viện Mỹ bỏ phiếu luận tội, Tổng thống Trump có bị bãi nhiệm?

Hôm nay (18/12), Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức phiên họp toàn thể để bỏ phiếu luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhiều khả năng ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội tại Hạ viện. Mặc dù vậy, có nhiều nhận định cuộc bỏ phiếu này cũng không thay đổi đáng kể bức tranh chính trị tại Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống 2020.

Hạ viện Mỹ bỏ phiếu luận tội, Tổng thống Trump có bị bãi nhiệm?

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (áo xanh). Ảnh: Reuters.

Cáo trạng luận tội Tổng thống được phe Dân chủ ở Hạ viện Mỹ công bố hôm 10/12 sau nhiều tuần điều tra, điều trần công khai, bao gồm hai tội danh: lạm dụng quyền lực tổng thống và cản trở Quốc hội. Một nghị sĩ tại Hạ viện cho biết, Ủy ban Tư pháp đã thu thập rất nhiều bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump đã phạm “nhiều trọng tội và khinh tội”, đủ tiêu chuẩn luận tội theo Hiến pháp Mỹ.

Theo đánh giá, Tổng thống Trump gần như chắc chắn sẽ bị luận tội trong cuộc bỏ phiếu hôm nay (18/12) tại Hạ viện, nơi đảng Dân chủ đang nắm thế đa số. Cuộc bỏ phiếu cũng được coi là một phép thử cho sự đoàn kết trong đảng Dân chủ vốn rạn nứt từ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm qua (17/12) kêu gọi các nghị sĩ Dân chủ ủng hộ và bảo vệ hiến pháp trong cuộc bỏ phiếu hôm nay (18/12).

Theo quy định, kết thúc phiên bỏ phiếu tại Hạ viện, nếu đa số phiếu thuận, ông Trump sẽ chính thức bị coi là người bị luận tội. Tổng thống Trump hôm 17/12 cáo buộc phe Dân chủ đang theo đuổi một “cuộc đảo chính đảng phái bất hợp pháp” và tuyên chiến với nền dân chủ Mỹ.

Ông cũng khẳng định đây là sự lạm quyền chưa từng có và vi hiến:“Đây là một trò lừa bịp và là một cuộc săn phù thủy. Điều này đã diễn ra trong 3 năm qua và có lẽ nó bắt đầu trước khi tôi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Điều này thực sự là “sự ô nhục” đối với nước Mỹ".

Nếu 2 tội danh chính thức cáo buộc Tổng thống Trump được Hạ viện thông qua như dự kiến, sẽ mở đường cho một phiên xử tại Thượng viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, về việc liệu có kết tội và bãi nhiệm Tổng thống hay không. Trong lịch sử, chưa từng có Tổng thống Mỹ nào bị bãi nhiệm thông qua tiến trình luận tội được tiến hành theo Hiến pháp Mỹ, và đến nay cũng có rất ít dấu hiệu cho thấy các Thượng nghị sĩ Mỹ sẽ thay đổi điều này. Giới quan sát cho rằng, nhiều khả năng nỗ lực của Đảng Dân chủ nhằm phế truất Tổng thống Trump sẽ kết thúc trong tương lai gần. Sau đó, cả hai đảng sẽ tập trung cho chiến dịch vận động tranh cử.

Đánh giá về tác động của tiến trình luận tội Tổng thống đối với cuộc bầu cử 2020 ở cấp địa phương, Giáo sư trường đại học Baldwin Wallace Tom Sutton nhận định: “Những người dân địa phương, trong đó có khu vực đông bắc Ohio và một số nơi khác từ lâu đã có quan điểm về đảng rất rõ ràng, ủng hộ hay phản đối, nên họ sẽ tiếp tục giữ quan điểm này. Tôi thấy không có sự thay đổi lắm. Người dân cũng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề khác so với vấn đề luận tội”.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, chỉ 42% người Mỹ ủng hộ việc luận tội và bãi nhiệm Tổng thống Trump sau khi Hạ viện công bố hai điều khoản luận tội ông chủ Nhà Trắng. Theo khảo sát của Hãng CBS News/YouGov, chỉ 42% người dân Mỹ ủng hộ việc Tổng thống Trump bị luận tội. Ngoài ra, 22% số người được hỏi cho rằng Thượng viện Mỹ không nên khép tội ông Trump và 20% thậm chí muốn Thượng viện không tổ chức phiên tòa luận tội./.

Theo VOV

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Không có 'tuần trăng mật'

Không có 'tuần trăng mật'

Nội các mới của nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã chính thức được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn, mở đường cho vị thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử “đất nước Chùa Vàng” bắt tay vào thực thi trọng trách của mình với cả thuận lợi cùng vô vàn thách thức đan xen, như chính bà Paetongtarn thừa nhận rằng Chính phủ mới sẽ không có “tuần trăng mật”.