Hải sản đắt khách mùa du lịch, ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi vươn khơi

(Baohatinh.vn) - Giá hải sản tăng 10 - 15% so với ngày thường, được thương lái thu mua tận bến là nguồn động lực để bà con ngư dân các vùng biển ở Hà Tĩnh bám biển, vươn khơi.

z5320595090061_d27fac1f475610f77ce8a7f41fa17722 copy.jpg
Ngư dân Nguyễn Văn Dũng (thôn Tân Hải, xã Cẩm Nhượng) cập bến cá Cồn Gò trong niềm vui đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị.

Sau hơn 8 tiếng vươn khơi, sáng nay, thuyền của anh Nguyễn Văn Dũng (thôn Tân Hải, xã Cẩm Nhượng) cập bến cá Cồn Gò với thành quả đánh bắt được hơn 15 kg mực, 15 kg cá bạc má và một ít tôm, ghẹ… Toàn bộ hải sản được thương lái chờ thu mua ngay trên bờ.

Anh Dũng cho biết: “Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân trên địa bàn xã ra khơi đều đặn. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên giá các loại hải sản cũng tăng đáng kể, giúp bà con có thêm thu nhập. Riêng thuyền của tôi có những chuyến may mắn thu được hơn 7 triệu đồng, chuyến ít cũng được 5 triệu đồng (cao hơn ngày thường từ 2 - 3 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí). Tôi hy vọng những ngày tới trời sẽ nắng ấm, biển êm để bà con yên tâm vươn khơi”.

z5320595097072_ac9cdc7302b121356e199c5357625db5 copy.jpg
Hải sản tươi ngon sau mỗi chuyến vươn khơi.

Cùng chung niềm vui khi hải sản dễ bán, hơn một tuần qua, ngư dân Đào Văn Huy (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng) cũng tích cực ra khơi đánh bắt. Ông Huy cho biết: “Mấy hôm nay, thuyền tôi đánh bắt được chừng nào thì thương lái đón mua hết chừng đó, giá hải sản cũng tăng so với trước. Riêng mực thì không có mà bán. Chuyến biển mới đây sau khi trừ các chi phí, tôi thu về được gần 6 triệu đồng”.

Theo lãnh đạo UBND xã Cẩm Nhượng, tranh thủ thời tiết thuận lợi và đon thời điểm mùa du lịch nên bà con ngư dân trên địa bàn đang tích cực ra khơi. Hiện, toàn xã có hơn 200 tàu thuyền đang hoạt động đánh bắt. Qua nắm bắt, giá các loại hải sản tăng từ 10 -15% so với ngày thường, qua đó giúp bà con có nguồn thu khá.

z5320594941135_b2ff5c0f44f3e6a84f1bca11960504c0 copy.jpg
Bến cá Cồn Gò nhộn nhịp không khí mua bán từ sáng sớm.

Không chỉ ở xã Cẩm Nhượng, tại nhiều vùng biển khác ở Hà Tĩnh, ngư dân cũng đang phấn khởi vươn khơi. Tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà), không khí mua bán tấp nập từ sáng sớm. Theo bà con ngư dân ở đây, hải sản dịp này dễ bán là nhờ du lịch đang vào mùa, các nhà hàng, khách sạn đồng loạt hoạt động trở lại, cùng đó thời tiết nắng ráo nên nhu cầu tiêu thụ tăng cao.

Đang tất bật dọn dẹp lại tàu cá, ngư cụ để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo, ông Nguyễn Văn Bính (thôn Giang Hà, xã Thạch Kim) cho biết: “Sáng nay, tàu của chúng tôi vừa trở về sau gần 5 ngày ra khơi. Đánh bắt xa bờ tuy vất vả nhưng bù lại thu được nguồn hải sản dồi dào, nhiều loại có giá trị cao như: cá thu, cá nục, mực ống, tôm tít… Vừa cập bờ là có ngay “tiền tươi” cầm tay nên ai nấy cũng đều hào hứng ra khơi”.

z5320594941753_15d944de2d02a04e19e961294c9878e2 copy.jpg
Giá các loại hải sản hiện tăng từ 10 -15% so với ngày thường.

Là người chuyên thu mua và phân phối hải sản cho các nhà hàng trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Thị Minh - tiểu thương tại xã Thạch Kim cho biết: “Hiện nay, giá các loại hải sản tươi sống như: mực, tôm, cua, ghẹ… đang tăng. Để có đủ nguồn hàng, tôi thường có mặt tại cảng cá Cửa Sót lúc 3 giờ sáng và cố gắng đón được những đoàn tàu đầu tiên. Dù số lượng hải sản thu mua đã gấp 2 lần ngày thường (khoảng 40 triệu đồng tiền hàng/ngày) nhưng có lúc vẫn không đủ hàng giao cho khách”.

Cũng theo bà Minh, hiện mực nhảy có giá từ 600 - 700 nghìn đồng/kg, mực tươi từ 300 - 450 nghìn đồng/kg, ghẹ từ 250 - 300 nghìn đồng/kg, tôm tít 200 nghìn đồng/kg; cá thu từ 220 -240 nghìn đồng/kg… Mức giá này tăng khoảng 10 - 15% so với ngày thường, mức tăng chênh lệch phụ thuộc vào sản lượng khai thác mỗi ngày.

Được biết, từ cuối tháng 3 đến nay, cảng cá Cửa Sót đón gần 400 lượt tàu thuyền cập cảng, sản lượng đánh bắt đạt hơn 60 tấn.

z5320586412847_0d373ee8f92b33cbcfadf40b868a06ad copy.jpg
Việc ngư dân tích cực ra khơi không chỉ đem về cho bà con nguồn thu khá mà còn đảm bảo nguồn cung hải sản đa dạng.

Thời điểm này, bà con ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh như: Xuân Yên (Nghi Xuân); Thạch Trị, Thạch Hải, Thạch Văn (Thạch Hà); Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh)… cũng rộn ràng vươn khơi. Hoạt động đánh bắt không chỉ đem về cho bà con nguồn thu khá mà còn tạo ra nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của người dân và du khách khi về với Hà Tĩnh.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh: “Hà Tĩnh đang vào mùa du lịch biển, thu hút lượng lớn du khách về nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực nên nhu cầu tiêu thụ mặt hàng hải sản tăng cao. Để hoạt động đánh bắt của ngư dân ổn định, BQL đã thường xuyên thông tin kịp thời các diễn biến về thời tiết, cũng như nhắc nhở bà con chủ động kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trên tàu trước khi vươn khơi”.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Dự án toà căn hộ D' Metropole - Luxury Apartments hứa hẹn sẽ chinh phục được trái tim người mua nhà nhờ vị trí đắc địa, thiết kế sang trọng, tiện ích đẳng cấp, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sống nghỉ dưỡng – tiện nghi của khách hàng.
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 9999 cùng bật tăng mạnh cả triệu đồng một lượng trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (18/11) do hưởng lợi từ đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm 250-390 đồng một lít, kg từ 15h, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.