Hệ thống drone AI tiên tiến được thiết kế để xử lý những đám cháy ở giai đoạn đầu tại các tòa nhà chọc trời hoặc cháy rừng và đồng cỏ.
Drone diễn tập dập tắt đám cháy ở tòa nhà cao tầng. Ảnh: Mail
XCMG Group, công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp máy móc của Trung Quốc, giới thiệu hệ thống drone AI tiên tiến tại một hội thảo và triển lãm về công nghệ thiết bị cứu hỏa ở Bắc Kinh tuần trước, theo South China Morning Post. Hệ thống drone đặt trên phương tiện là xe chữa cháy tháp bọt khí nén AP35/G2 UAV. Đây là kết quả hợp tác giữa công ty thiết bị an toàn cứu hỏa XCMG và văn phòng ở Thượng Hải của Bộ Quản lý Khẩn cấp.
Phương tiện trang bị hai drone cứu hỏa và một drone thăm dò, cùng bình lưu trữ và thiết bị chữa cháy. Drone cứu hỏa mới hướng tới giải quyết thời gian phản ứng chậm thường gắn liền với đám cháy trong thành phố và cháy rừng trong giai đoạn khẩn cấp ban đầu.
Theo đại diện của XCMG Group ở triển lãm, hệ thống đã trải qua hai lần diễn tập cứu hộ tòa nhà chọc trời ở tỉnh Trùng Khánh phía tây nam Trung Quốc. Nó cũng được triển khai nhằm ngăn chặn cháy rừng và chứng minh hiệu quả khi xử lý các điểm tái bốc cháy và địa hình khó tiếp cận. "Khi đám cháy bùng lên, đầu tiên drone do thám sẽ khảo sát hiện trường, truyền ảnh chụp theo thời gian thực tới buồng điều khiển trên xe và tự động lên lộ trình cứu hộ nhanh và an toàn. Drone cứu hỏa sau đó sẽ đi theo lộ trình vạch sẵn, nhanh chóng tới hiện trường để khởi động những biện pháp chữa cháy. Xe chữa cháy cũng tới nơi nhằm hỗ trợ thêm", XCMG Group cho biết.
Drone do thám trang bị chức năng bay hành trình tự động, khảo sát ở độ cao lớn và tự thay pin. Nó có thể mở rộng tầm quan sát trong môi trường đô thị và rừng núi phức tạp. Hai drone cứu hỏa có thể chở khối lượng lên tới 50 kg, có độ cao bay 120m và thời gian hoạt động 20 phút. Chúng có thể lắp bom dập lửa bằng bột khô hoặc bình chứa điều áp, giúp kéo vòi để phun bọt khí nén. Các drone có thể phun xa 15m trong không khí, tiến hành cứu hộ ở độ cao lớn và thả vật liệu.
Hồi tháng 3, đội chữa cháy Nyingchi ở khu tự trị Tây Tạng hợp tác với công ty Keweitai ở Thâm Quyến sử dụng drone để ngăn chặn đám cháy rừng bên trong một hiểm núi. Họ nhắm tới 10 điểm bốc cháy cơ bản nằm ở nhiều độ cao từ 1.065 đến 1.998 m. Địa hình khó khăn khiến lính cứu hỏa không thể tiếp cận khu vực này, do đó drone được lựa chọn cho nhiệm vụ cứu hộ. Drone lái bởi chuyên viên có kinh nghiệm dập tắt thành công tất cả khói và nguồn cháy bằng cách thả túi nước xuống khu vực bị ảnh hưởng.
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.
Không chỉ nghiên cứu, bảo tồn mà KHKT đang góp phần phát triển bền vững nghề trồng cây ăn quả nói chung và đặc sản cam bù Hương Sơn, cam giòn Thượng Lộc nói riêng ở Hà Tĩnh.
Trần Anh Minh, 37 tuổi, với nghiên cứu đột phá về chip quang, được chủ nhân Nobel Vật lý 2014 đánh giá là người "có giá trị đặc biệt" trong lĩnh vực quang tử ở Mỹ.
Mẫu tàu viên đạn tốc độ 450 km/h của Trung Quốc, CR450, đang trải qua các thử nghiệm diện rộng và đánh giá nguyên mẫu, mở đường cho hoạt động thương mại.
Theo kết quả Bộ chỉ số PII năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đạt 33,62 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành; tăng thứ hạng từ nhóm 3 lên nhóm 2 và tăng 8 bậc so với năm 2023.
Hà Tĩnh đang tập trung phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh trong xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14h ngày 17/4. Sau 4 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải gần nhất năm 2024.
Các dự án KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đang được triển khai hiệu quả, có nhiều tiềm năng hiệu quả kinh tế cao và dễ nhân rộng.
Sở KH&CN Hà Tĩnh sẽ sớm tham mưu tỉnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đột phá, huy động tất cả các lực lượng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Hà Tĩnh phấn đấu nâng cao đóng góp của KH&CN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang trong giai đoạn "quá hạn" đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.
Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin cho biết vaccine ung thư của nước này dự kiến sẽ được công bố vào đầu năm 2025.
4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp các Hội KH&KT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giải thưởng Chính VinFuture 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho 5 nhà khoa học vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu - deep learning.
Là một kỹ sư trẻ nhưng anh Lê Tuấn Vũ (SN 1990) đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty CP Dược Hà Tĩnh.
Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sỹ mới, trong đó có 2 giáo sư người Việt là Nguyễn Thế Hoàng (quê Hà Tĩnh) và Nguyễn Thị Thanh Mai (quê Quảng Ngãi).
Tiến sỹ Nguyễn Thụy Bá Linh giành giải thưởng TechWomen 100 của Anh nhờ đóng góp trong nghiên cứu, phát triển công nghệ y sinh tiên tiến, cách mạng hóa kỹ thuật tái tạo mô, chữa lành vết thương.
Ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học đứng ngồi không yên khi virus có dấu hiệu thích nghi với người, dù chưa có bằng chứng về khả năng lây từ người sang người.
Ô nhiễm không khí tại New Delhi đã tăng vọt lên mức “nguy hại” trong tuần này, buộc chính quyền phải hạn chế hoạt động di chuyển và khôi phục kế hoạch tạo mưa nhân tạo để giảm bớt khói độc.