Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực

Đây là một bước tiến mới mà những người sống sót sau các vụ ném bom nguyên tử và các nhà hoạt động chống hạt nhân rất mong đợi.

Hồi tháng 7/2017, Đại hội đồng LHQ đã thông qua hiệp ước, với sự chấp thuận của 122 quốc gia. Hiệp ước này cấm sử dụng, phát triển, sản xuất, thử nghiệm, dự trữ và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của LHQ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 22/1 sau khi 50 nước tham gia ký kết đã hoàn tất quá trình phê chuẩn vào tháng 10/2020. (Nguồn: Radiation Cinema)

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Giáo hoàng Francis bày tỏ hoan nghênh Hiệp ước này có hiệu lực.

Ông Guterres nhấn mạnh: “Hiệp ước là bước đi quan trọng hướng đến mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân và là minh chứng mạnh mẽ ủng hộ các cách tiếp cận đa phương đối với giải trừ quân bị hạt nhân”.

Tổng Thư ký Guterres ca ngợi đây là “hiệp ước giải trừ quân bị hạt nhân đa phương đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ”, đồng thời kêu gọi “tất cả các quốc gia cùng nhau thực hiện tham vọng này, nhằm thúc đẩy an ninh chung và an toàn tập thể”.

Trong khi đó, Giáo hoàng Francis cho rằng, TPNW “là công cụ quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý đầu tiên nghiêm cấm rõ ràng những loại vũ khí này. Việc sử dụng bừa bãi những vũ khí hạt nhân ảnh hưởng đến nhiều người trong thời gian ngắn và sẽ gây ra thiệt hại lâu dài cho môi trường”.

Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế Peter Mauer cũng nêu rõ: “Hôm nay là chiến thắng cho nhân loại chung của chúng ta. Chúng ta hãy nắm bắt thời điểm - và thực hiện hiệp ước bằng mọi cách để đạt được mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.

Trong khi các quốc gia và khu vực tham gia hy vọng rằng, TNPW sẽ tạo động lực cho phong trào giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu, thì việc ra mắt quy chuẩn quốc tế lịch sử này lại bị các quốc gia có vũ khí hạt nhân cũng như Nhật Bản, quốc gia duy nhất đã phải hứng chịu sự tàn phá của các vụ ném bom nguyên tử, từ chối.

Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ) đều là các cường quốc hạt nhân và đều phản đối Hiệp ước cấm hạt nhân. Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác như Ấn Độ, Israel, Triều Tiên và Pakistan cũng từ chối tham gia.

Ngày 22/1, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide một lần nữa nhấn mạnh, nước này không có ý định tham gia TPNW vì cho rằng, cần phải theo đuổi một lộ trình chắc chắn và thiết thực hướng tới giải trừ quân bị hạt nhân.

Theo Báo Quốc tế

Đọc thêm

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.