Hồi sinh chợ truyền thống bằng AI

Khi người trẻ ưa tiện lợi thích đi chợ online, mua sắm trên sàn TMĐT, Trung Quốc cố gắng cải tạo các chợ đồ sống cũ với bảng LED, cân thông minh AI, hỗ trợ thanh toán điện tử...

Các quầy hàng được trang bị cân AI. Ảnh: Sixth Tone.
Các quầy hàng được trang bị cân AI. Ảnh: Sixth Tone.

Khi bước vào khu chợ đồ sống nhộn nhịp trên đường Luban ở trung tâm thành phố Thượng Hải, bạn sẽ được chào đón bằng một màn hình LED bản lớn, hiển thị các sản phẩm tươi sống được giảm giá và giá cả trong ngày. Đây là một phần của chiến dịch cải tạo chợ truyền thống trên khắp Thượng Hải.

Suốt nhiều thập kỷ, chợ đồ sống là trung tâm náo nhiệt tập hợp cộng đồng ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Chợ quy tụ hàng chục gian hàng bán thịt, rau, hải sản tươi sống, chen chúc nhau trong không gian chật chội, ồn ào.

Tích hợp công nghệ mới vào chợ cũ

Ngày nay, có hàng trăm khu chợ tươi sống trên khắp Thượng Hải. Đây không phải là nơi thư giãn để mua sắm, nhưng khách hàng có thể tiếp cận những sản phẩm tươi, rẻ chỉ cách nhà vài phút đi bộ.

Vì thế, thành phố đang nâng cấp những khu chợ này, không chỉ để cải thiện các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, mà còn giúp họ thu hút những khách hàng trẻ tuổi thích sử dụng các nền tảng đi chợ online.

Chợ ẩm thực trên đường Luban, Thượng Hải, chụp vào tháng 5/2024. Ảnh: 上海商务/WeChat.
Chợ ẩm thực trên đường Luban, Thượng Hải, chụp vào tháng 5/2024. Ảnh: 上海商务/WeChat.

Đường Luban là một trong những điểm đến mới nhất của chiến dịch này. Chợ đã được cải tạo vào tháng 5.

Chợ được chia thành 3 khu riêng biệt: rau ở bên trái, thịt ở bên phải và hải sản ở phía sau. Máy điều hòa không khí được lắp đặt để khu chợ luôn mát mẻ ngay cả giữa đợt nắng nóng gay gắt. Xung quanh hai bên là các cửa hàng mới, bán các món ăn địa phương nổi tiếng như cá kho, bánh xèo. Toàn bộ nơi này có cảm giác sạch sẽ hơn, yên tĩnh hơn, ngăn nắp hơn.

Sau đó, chính quyền bắt đầu tích hợp công nghệ vào bên trong. Ngoài những màn hình khổng lồ, khu chợ còn có những chiếc cân thông minh tích hợp AI được đặt nổi bật ở phía trước mỗi gian hàng. Thay vì tranh cãi về giá cả với người bán, giờ đây khách hàng chỉ cần đặt sản phẩm của mình lên cân và máy sẽ xác định mặt hàng, cân và định giá tự động.

Đường Luban là một trong 60 khu chợ ẩm thực được cải tạo trong năm nay. Thượng Hải đặt mục tiêu sẽ hoàn thành 20 dự án khác vào cuối năm 2024.

Bên trong, các nhà buôn rất thích loại cân thông minh mới. Ho nói rằng chúng hiệu quả hơn và có thể xử lý trọng lượng gấp đôi so với cân kỹ thuật số cũ. Ngoài ra, một số khách hàng trẻ tuổi cho biết họ từng mua tạp hóa online nhưng giờ đã quay lại các chợ tươi sống nhờ chiến dịch cải tạo.

“Trái cây, rau củ ở đây không chỉ tươi hơn. Tôi có thể cầm chúng trên tay. Điều này mang lại cho tôi cảm giác được gần lại với thiên nhiên. Giờ đây, với các thiết bị thông minh, bạn không cần phải tự mình tính toán hóa đơn, giúp toàn bộ trải nghiệm mua sắm trở nên thuận tiện và thư giãn hơn”, Chen Yuqi (35 tuổi) vừa chuyển đến khu vực này vài tháng trước, nói với Sixth Tone.

Hiện đại hơn nhưng khách quen cũng vãn dần

Nhưng không phải mọi thứ đều hoàn hảo. Tại các khu chợ bán đồ tươi sống trên đường Madang và West Mengzi, những người bán hàng cho biết họ nhận thấy lượng người qua lại giảm kể từ khi cải tạo. Khách quen phải mua sắm ở nơi khác lúc chợ đóng cửa và nhiều người trong số đó đã không bao giờ quay trở lại.

“Rất nhiều khách hàng trước đây của chúng tôi vẫn chưa quay lại”, một người bán hàng tên Wang nói với Sixth Tone.

Việc phân khu chợ theo loại sản phẩm cũng gây ra những hạn chế cho người bán. Trước đây, khách hàng thường dạo quanh các quầy hàng một cách ngẫu nhiên, mua thêm đồ khi vô tình đi ngang qua. Giờ đây, họ chỉ cần đi thẳng đến các quầy bán sản phẩm mà mình cần nhất.

“Điều đó dẫn đến việc giảm lưu lượng người vô tình dạo chợ”, một người bán rau tên Huang tại chợ đường West Mengzi cho biết.

Tuy nhiên, việc cải tạo là cần thiết để giúp các khu chợ tươi sống duy trì khả năng cạnh tranh về lâu dài. Theo Zhang Hai'ao, phó giáo sư tại Trường Thiết kế của Đại học Shanghai Jiao Tong, các nền tảng trực tuyến bán hàng tạp hóa tươi sống với mức giá siêu rẻ đã bùng nổ ở Trung Quốc trong những năm gần đây, gây áp lực cho các khu chợ tươi sống.

“Hiện tại, các khu chợ tươi sống chủ yếu dựa vào khách quen, khách hàng lớn tuổi và thu hút khách hàng mới trẻ tuổi. Đó là một quy trình phức tạp và không thể đạt được chỉ bằng thiết kế”, Zhang nhận định.

Ít nhất các khu chợ được cải tạo có thể mang lại sự thuận tiện cho người mua bằng cách giúp họ dễ dàng tìm thấy những mặt hàng họ đang tìm kiếm. Trong khi đó, trước đây, các khu chợ tươi sống khá hỗn loạn và mất vệ sinh. Những người bán thường bán giá cắt cổ để duy trì tính cạnh tranh.

Chợ tươi sống cũng đang thực hiện một loạt các biện pháp khác để duy trì tính cạnh tranh. Giờ đây, khách hàng có thể thanh toán bằng các ứng dụng thanh toán kỹ thuật số và giao đồ ăn đến tận nhà. Một số chợ cũng cố gắng thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi bằng cách mở các quầy hàng bán cà phê, hoa với giá cả phải chăng.

Năm 2021, một khu chợ ở trung tâm Thượng Hải còn hợp tác với thương hiệu thời trang Prada, trưng bày logo của nhãn hiệu Ý trên các quầy bán rau. Chiến dịch đã thu hút một lượng lớn người mua và vô số KOL đến chợ. Song, không rõ có bao nhiêu người trong số đó trở thành khách quen sau khi chiến dịch kết thúc.

znews.vn

Đọc thêm

Giải pháp thanh toán giao thông công cộng EMV Open-Loop

Giải pháp thanh toán giao thông công cộng EMV Open-Loop

Công nghệ thanh toán EMV Open-Loop trên xe buýt vừa được triển khai tại TP HCM góp phần thúc đẩy nền kinh tế số và thương mại điện tử tại Việt Nam, từng bước tiến tới thành phố thông minh trong một chạm. Sự kiện ra mắt công nghệ này được Công ty cổ phần OneFin Việt Nam cùng Mastercard tổ chức.
Nâng cao khả năng dự báo lượng mưa nhờ AI

Nâng cao khả năng dự báo lượng mưa nhờ AI

Các nhà khoa học đã đạt được tiến triển trong việc cải thiện dự báo lượng mưa bằng cách sử dụng một phương pháp mới kết hợp vật lý và trí tuệ nhân tạo.
Công dân số - chủ nhân thời đại số

Công dân số - chủ nhân thời đại số

Ở Hà Tĩnh, dù còn gặp khó khăn trong hành trình chuyển đổi số nhưng những công dân số đang từng bước chiếm lĩnh tri thức, làm chủ KHKT, phát triển thị trường..., hướng tới một nền kinh tế số, xã hội số.
Xu hướng cho trẻ học lập trình sớm ở Hà Tĩnh

Xu hướng cho trẻ học lập trình sớm ở Hà Tĩnh

Để giúp con trở thành công dân số, nhiều bậc phụ huynh ở Hà Tĩnh đã bắt đầu quan tâm đến việc cho trẻ tham gia các khóa học lập trình phát triển sự sáng tạo và rèn luyện khả năng tương tác xã hội.
Hà Tĩnh tăng tốc chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Hà Tĩnh tăng tốc chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023, Hà Tĩnh có được sự tăng hạng vượt bậc, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình chuyển đổi số (CĐS). Tỉnh luôn xem đây là cơ sở để thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh khá trong khu vực và cả nước.
Báo chí, xuất bản trong “đường đua” chuyển đổi số

Báo chí, xuất bản trong “đường đua” chuyển đổi số

Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí, xuất bản đã đi tiên phong và đạt hiệu quả cao trong việc ứng dụng công nghệ số, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho việc ra đời sản phẩm báo chí số, xuất bản số chất lượng cao.
Ngỡ ngàng với ngôi làng chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Ngỡ ngàng với ngôi làng chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Bán sản phẩm nông nghiệp, đóng mở đèn chiếu sáng, loa phát thanh, camera an ninh... chỉ bằng smartphone là sự tiếp cận với chuyển đổi số, giúp người dân ở khu dân thông minh thôn Tam Đồng, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xây dựng đời sống văn minh, hiện đại.