Nông nghiệp

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới
Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Đến nay, Hương Khê là huyện duy nhất ở Hà Tĩnh còn nhiều xã chưa đạt chuẩn NTM. Trong đó, 4 xã đặc biệt khó khăn là Hương Lâm, Hương Liên, Hà Linh và Điền Mỹ mới chỉ đạt từ 10-12 tiêu chí. thực tế đó đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn cho huyện miền núi này.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới
Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Xây dựng NTM vốn đã khó, ở các xã miền núi, biên giới lại càng khó gấp bội. Là xã vùng cao biên giới, bước vào xây dựng NTM, xã Hương Lâm gặp rất nhiều trở ngại do xuất phát điểm thấp như: cơ sở hạ tầng thiếu thốn; đời sống của bà con còn nhiều khó khăn; người dân còn lưu giữ nhiều tập quán, phong tục lạc hậu... Sau hơn 10 năm xây dựng NTM, đến nay, xã mới đạt 11/20 tiêu chí. Để về đích NTM, trước mắt, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hương Lâm vẫn còn hàng “núi” công việc. “Nút thắt” lớn nhất đối với xã biên giới này là thực hiện các tiêu chí về trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường; ngoài ra, nhiều khu vực dân cư đến nay vẫn chưa có cầu vượt sông, suối…

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Xã Hương Lâm rộng đến 17.000 ha (tương đương 1 huyện nhỏ ở khu vực đồng bằng - PV), có 18 km đường biên giới, địa hình bị chia chắt bởi nhiều sông, suối.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Ngoài những yếu tố khách quan thì sự thiếu đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Hương Lâm cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trì trệ trong xây dựng NTM tại địa phương. Từ năm 2015 đến nay, Hương Lâm đã phải thay đổi 3 bí thư Đảng ủy, 3 chủ tịch UBND xã. Theo ông Nguyễn Thế Hùng - Bí thư Đảng ủy xã Hương Lâm, một nguyên nhân nữa là tỷ lệ đảng viên ở đây khá thấp, có 3/12 chi bộ dưới 5 đảng viên. Bên cạnh đó, hầu hết người trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa (khoảng 300 hộ), dẫn đến thiếu hụt lực lượng tham gia xây dựng NTM. Ngoài ra, Hương Lâm là địa bàn rất rộng, đến 17.000 ha (tương đương 1 huyện nhỏ ở khu vực đồng bằng - P.V), có 18 km đường biên giới, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Hương Khê đang có nhiều vùng dân cư hiện đang cách trở bởi sông suối do chưa có cầu kiên cố.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

“Ở đây có nhiều thôn thường xuyên bị chia cắt bởi mưa lũ; 4 vùng dân cư còn cách trở bởi sông suối do chưa có cầu kiên cố. Một bộ phận người dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại. Mặc dù có các chính sách hỗ trợ một số hạng mục xây dựng NTM nhưng nhiều hộ dân không mặn mà thực hiện. Tập tục sinh hoạt còn lạc hậu, đến cuối năm 2021 vẫn còn hơn 1.000 hộ chưa có nhà vệ sinh đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14%, hộ cận nghèo chiếm 8%” - ông Nguyễn Thế Hùng cho biết thêm.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Nhiều hộ gia đình đi làm ăn xa nên thiếu nguồn nhân lực xây dựng NTM, việc chỉnh trang vườn hộ khó khăn (ảnh trái). Nhiều vườn hộ ở Hương Khê chưa được cải tạo, chủ yếu là cây tạp, giá trị kinh tế thấp (ảnh phải).

Hà Linh - xã cửa ngõ của huyện, cũng mới đạt 11/20 tiêu chí, chưa có thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu. Chính quyền và Nhân dân Hà Linh đang gặp nhiều thách thức khi cố gắng chuẩn hóa 9 tiêu chí còn lại. Trong đó, nan giải nhất là những tiêu chí cần nguồn lực lớn như: giao thông nông thôn, nhà ở dân cư, môi trường và an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất văn hóa…

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Xã Hà Linh còn khoảng 40% đường giao thông nông thôn (đường trục thôn, ngõ xóm, nội đồng) chưa đạt chuẩn.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Ông Bùi Ngọc Du - Chủ tịch UBND xã Hà Linh chia sẻ: Địa hình phức tạp, trải dài, xã thường xuyên ngập lụt vào mùa mưa… là những rào cản trong hành trình xây dựng NTM của địa phương. Hiện mới có khoảng 60% đường giao thông nông thôn (đường trục thôn, ngõ xóm, nội đồng) đạt chuẩn. Để hoàn thành tiêu chí giao thông, xã phải GPMB, mở rộng đường giao thông gắn với đắp lề, nạo vét mương thoát nước với tổng chiều dài các tuyến hơn 34 km. Bên cạnh đó, cần xây mới 4 nhà văn hóa thôn, 1 nhà làm việc tại trụ sở UBND xã. Đặc biệt, hầu hết, các thôn cần xây dựng hàng rào, mua sắm trang thiết bị, khánh tiết. Trên địa bàn có 26 nhà ở dân cư chưa đạt chuẩn cần xây mới…

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Thực trạng ở xã Hương Lâm, Hà Linh cũng là bức tranh chung của các xã tốp cuối chưa về đích NTM ở huyện Hương Khê. Theo tính toán, chưa kể các tiêu chí khác, để Hương Lâm hoàn thiện cơ sở vật chất trường học và làm 4 cầu kiên cố, sẽ cần nguồn vốn khoảng 40 tỷ đồng, trong khi đó, thu ngân sách toàn xã chỉ đạt trung bình khoảng 35 triệu đồng/năm (năm 2021 là 34 triệu đồng). Còn tổng kinh phí để thực hiện các tiêu chí cấp xã ở Hà Linh là hơn 86 tỷ đồng, trong đó, mới xác định được nguồn là 38 tỷ đồng. Bởi vậy, để hoàn thành các tiêu chí NTM, ngoài việc tự lực của địa phương cần những chính sách đặc thù và nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Ông Ngô Xuân Ninh - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: “Để thực hiện xây dựng NTM, chúng tôi luôn xác định phải phát huy nội lực trong Nhân dân. Tuy nhiên, với điều kiện của một huyện nghèo miền núi, địa hình chia cắt, phức tạp, dân cư phân bố không đều; thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại; xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng còn yếu kém; đời sống của Nhân dân còn khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; sản xuất manh mún, tiếp cận KHKT, liên kết trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn... thì việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM theo kế hoạch là điều thật sự khó khăn”.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Để cán đích NTM, bên cạnh phát huy nội lực địa phương cũng cần có các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Từ những thực tiễn trên cho thấy, khó khăn lớn nhất của Hương Khê trong xây dựng NTM hiện nay là huy động nguồn lực. Trong 8 xã chưa về đích, có 3 xã (Phúc Đồng, Hương Thủy, Hương Bình) cơ bản hoàn thành các tiêu chí, đang chờ các cấp thẩm định; xã Hòa Hải đã đạt 19/20 tiêu chí, còn 4 xã Hương Lâm, Hương Liên, Hà Linh và Điền Mỹ mới chỉ đạt từ 10-12 tiêu chí. Để 4 xã nhóm cuối này về đích NTM, dự kiến cần huy động nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng. Cùng đó, để thực hiện các tiêu chí cấp huyện, cần nguồn kinh phí khoảng 1.300 tỷ đồng, trong đó nguồn xác định khoảng 329,3 tỷ đồng, nguồn chưa xác định là 1.017,4 tỷ đồng.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Để 4 xã nhóm cuối (Hương Lâm, Hương Liên, Hà Linh, Điền Mỹ) về đích NTM, dự kiến cần huy động nguồn lực khoảng 1.000 tỷ đồng.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Đặc biệt, khối lượng đường giao thông các tuyến huyện lộ chưa đạt chuẩn còn nhiều, với 10/14 tuyến chưa đạt (kinh phí xây dựng ước tính hơn 1.100 tỷ đồng). Trong đó có 8 tuyến (ĐH.87, ĐH.88, ĐH.90, ĐH.91, ĐH.93, ĐH.94, ĐH.95, ĐH.96), dài 83,72 km và bến xe, cây xanh dọc các tuyến đường huyện chưa xác định được nguồn (ước khoảng 814 tỷ đồng). Như vậy, để cán đính huyện NTM, Hương Khê cần tổng nguồn vốn khoảng 2.000 tỷ đồng.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 1): Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Hương Khê thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của lũ lụt nên việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM theo kế hoạch rất khó khăn. Ảnh tư liệu.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2022, tất cả các xã còn lại phải về đích NTM nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh NTM theo Đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành (Quyết định số 2114/QĐ-TTg, ngày 16/12/2020). Do đó, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy các xã khó khăn ở Hương Khê xây dựng NTM.

THIẾT KẾ: KHÔI NGUYỄN

(Còn nữa)

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.