IMF cảnh báo châu Âu hậu quả nếu thiếu dầu khí Nga

Châu Âu có thể cầm cự việc thiếu khí đốt Nga trong 6 tháng, nhưng nếu dài hơn, hậu quả kinh tế sẽ rất nghiêm trọng.

“Trong 6 tháng đầu, châu Âu có thể dùng dự trữ hiện tại và tìm nguồn cung thay thế”, Alfred Kammer – Giám đốc phụ trách châu Âu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong cuộc phỏng vấn bên lề cuộc họp của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), “Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài sang mùa đông và lâu hơn nữa, tác động đáng kể với nền kinh tế sẽ xuất hiện”.

Các nước phương Tây vẫn đang cân nhắc cấm vận năng lượng Nga, do chiến sự tại Ukraine. Tuy nhiên, Moskva cũng có thể ngừng xuất khẩu để đáp trả các lệnh trừng phạt đang gây thiệt hại cho họ.

IMF dự báo việc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung dầu, khí Nga có thể khiến GDP EU mất 3%, tùy vào mức độ khắc nghiệt của mùa đông. Ông kêu gọi các bước đi để chuẩn bị cho khả năng này.

“Không có biện pháp đơn lẻ nào mang lại hiệu quả toàn diện đâu. Họ sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp nhỏ, để có tác động lớn hơn”, trong đó có tìm nguồn cung thay thế, ông nói. Nhiều nước đã bắt đầu làm việc này.

Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng và các chính phủ phải tăng nhận thức của người dân về việc “giảm tiêu thụ nhiên liệu”. Việc này sẽ giúp dự trữ được nhiều năng lượng hơn trong trường hợp nguồn cung gián đoạn.

Tuy nhiên, Kammer cho rằng chiến sự tại Ukraine “không thể làm trật bánh đà phục hồi” của châu Âu và sẽ không gây ra suy thoái toàn khu vực.

Các nền kinh tế lớn tại eurozone, trừ Tây Ban Nha, sẽ “yếu đi trong năm 2022” và trải qua 1-2 quý GDP đứng yên hoặc thậm chí rơi vào suy thoái. Tuy vậy, các nền kinh tế này sẽ hồi phục trong nửa cuối năm nay.

Theo Hà Thu/VNE

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, Tổng thư ký nhóm vũ trang Hezbollah Sheikh Naim Qassem đã bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Liban về việc giải trừ vũ khí, đồng thời ông cũng kêu gọi Israel rút khỏi lãnh thổ nước này.