IMF dự báo về giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng do Covid-19

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi các nước sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng do Covid-19

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang dần mở cửa trở lại nền kinh tế, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Kristalina Georgieva hôm nay kêu gọi thế giới hành động nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự phục hồi. Theo bà Kristalina Georgieva, nhiều nước đang dần mở cửa trở lại ngay cả khi đại dịch Covid-19 vẫn chưa được đẩy lùi.

Rõ ràng, cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đã bước vào một giai đoạn mới, một giai đoạn đòi hỏi sự mềm dẻo và linh hoạt hơn nữa nhằm đảm bảo sự phục hồi bền vững và công bằng. Bà cảnh báo, nguy cơ một làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 có thể gây ra những hỗn loạn mới đối với hoạt động kinh tế như sự biến động của giá cả hàng hóa, làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và bất ổn chính trị.

IMF dự báo về giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng do Covid-19

Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế. (Ảnh: DW)

Những bình luận này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi diễn ra một cuộc họp trực tuyến của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dưới sự chủ trì của A Rập Xê-út.

Theo Người đứng đầu Quỹ tiền tệ quốc tế, ưu tiên hàng đầu của các nước lúc này là duy trì, thậm chí là mở rộng các biện pháp an sinh xã hội, tiếp tục chi tiêu công để kích thích nền kinh tế và tận dụng cơ hội để tái thiết một thế giới công bằng hơn, xanh hơn, bền vững hơn, thông minh hơn và đặc biệt là mạnh mẽ hơn.

Những bước tiến mang tính quyết định trong việc nghiên cứu vắc-xin và phương pháp điều trị Covid-19 cũng có thể giúp củng cố niềm tin và kích thích hoạt động kinh tế.

Theo VOV

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.