Iran loại bỏ khả năng đàm phán với Mỹ

Ngày 21/6, Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad-Bagher Ghalibaf đã loại bỏ khả năng tổ chức bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ về các vấn đề gai góc hiện nay.

Iran loại bỏ khả năng đàm phán với Mỹ

Ông Mohammad-Bagher Ghalibaf phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Tehran ngày 14/5/2017. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu khai mạc phiên họp Quốc hội, ông Ghalibaf nhấn mạnh, “phong trào kháng chiến thông minh và tích cực” chống Mỹ là lựa chọn chiến lược đối với dân tộc Iran. Tehran không phản đối hoạt động ngoại giao và thương lượng, song thương lượng với Mỹ là điều “hoàn toàn cấm kỵ và có hại”.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/6 đã hối thúc Tehran thương lượng lại thỏa thuận hạt nhân mà ông đơn phương rút khỏi hồi năm 2018. Nước Cộng hòa Hồi giáo này đã bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ nối lại cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân đa phương lịch sử năm 2015. Căng thẳng đang gia tăng liên quan đến thỏa thuận hạt nhân trên.

Ngày 19/6, Hội đồng thống đốc gồm 35 thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tehran cho phép các thanh sát viên của tổ chức này tiếp cận hai cơ sở hạt nhân của Iran. Đây là nghị quyết đầu tiên của IAEA liên quan chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này kể từ năm 2012.

Năm 2015, Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đã ký với Iran thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) nhằm ngăn chặn Teheran phát triển vũ khí hạt nhân đổi lấy sự nới lỏng trừng phạt, trong đó có việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt. Quan hệ giữa Washington và Tehran ngày càng xấu đi sau một loạt động thái gây căng thẳng từ hai phía. Sau đó, Iran từng bước giảm bớt các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, trong đó có việc tăng giới hạn làm giàu urani.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.