Iran phê chuẩn 6 ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thống

Trong các ứng cử viên được duyệt, duy nhất ông Massoud Pezeshkian, nhà lập pháp đại diện cho khu vực bầu cử Tabriz trong Quốc hội Iran là người theo chủ nghĩa cải cách.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Iran ở Tehran. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Iran ở Tehran. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Ngày 9/6, Bộ Nội vụ Iran công bố danh sách 6 ứng cử viên được phê chuẩn cho cuộc bầu cử tổng thống nước này vào ngày 28/6 tới, nhằm thay thế cho Tổng thống Ebrahim Raisi đã bị thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng.

Trong các ứng cử viên được duyệt, duy nhất ông Massoud Pezeshkian, nhà lập pháp đại diện cho khu vực bầu cử Tabriz trong Quốc hội Iran là người theo chủ nghĩa cải cách.

Cả 5 ứng viên còn lại đều theo đường lối bảo thủ, bao gồm Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf, Phó Tổng thống đương nhiệm Amirhossein Ghazizadeh-Hashemi, Thị trưởng thủ đô Tehran Alireza Zakaani, nhà đàm phán hạt nhân Saeed Jalili và cựu Bộ trưởng Nội vụ Mostafa Pourmohammadi.

Đây là những người được lựa chọn trong danh sách 80 ứng cử viên triển vọng của Hội đồng giám hộ, cơ quan giám sát các cuộc bầu cử tại Iran.

Trước đó, trong cuộc bầu cử tổng thống Iran năm 2021, nhiều nhân vật theo chủ nghĩa cải cách và ôn hòa đã không được Hội đồng giám hộ đưa vào danh sách ứng cử viên./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.