Khả năng hủy diệt của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng tấn công phủ đầu hàng loạt quốc gia, đồng thời ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Hwasong-14 là ICBM đầu tiên của Bình Nhưỡng

Với vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-14 hôm 4/7, Triều Tiên trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), một trong những loại vũ khí uy lực và khó đánh chặn nhất thế giới, theo Quartz.

Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho biết thiết kế cơ bản của ICBM là hai đến ba quả tên lửa xếp chồng lên nhau, được gọi là các "tầng đẩy", cho phép đầu đạn bay xa hơn so với tên lửa chỉ có một tầng đẩy. Bất kỳ tên lửa đạn đạo nào có tầm bắn trên 5.500 km đều được xếp vào nhóm ICBM.

Đến nay, mới chỉ có 7 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Liên Xô/Nga, Trung Quốc, Pháp, Israel, Ấn Độ và Triều Tiên từng phát triển thành công ICBM. Lý do ICBM không phổ biến là việc chế tạo chúng rất khó khăn, phức tạp, trong khi chúng chỉ cần thiết trong những điều kiện chiến lược và chính trị nhất định.

kha nang huy diet cua ten lua dan dao xuyen luc dia

Một quốc gia chỉ cần tới ICBM khi đã sở hữu công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân, cũng như có lý do chiến lược để sử dụng nó. Việc trang bị đầu đạn thông thường cho ICBM sẽ không mang lại hiệu quả trong tác chiến.

ICBM là một trong những vũ khí khó chế tạo nhất trong lịch sử. Tên lửa cần có lực đẩy rất lớn để thắng trọng lực, từ đó phóng vật thể nặng như đầu đạn hạt nhân vào quỹ đạo và tới mục tiêu cách hàng nghìn km. Quá trình kiểm soát lực đẩy này cũng rất tinh vi, nếu không nó sẽ khiến tên lửa phát nổ.

Khối lượng lớn của đầu đạn hạt nhân và khoảng cách bay xa của ICBM gây ra nhiều vấn đề hơn so với các hệ thống tên lửa tầm ngắn. David Wright, đồng giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS) ở Mỹ, cho rằng điều này buộc các nước phải chế tạo tên lửa lớn và đắt đỏ hơn nhiều lần. "Một tên lửa ba tầng có khả năng mang một tấn chất nổ đi xa 10.000 km thường có khối lượng khoảng 80-90 tấn", ông Wright nói.

ICBM được phát triển trong Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô chạy đua vũ trang. Sự phổ biến của loại vũ khí đáng sợ này đã tạo nên cách tiếp cận hoàn toàn mới về xung đột giữa các siêu cường.

Việc sở hữu ICBM mang đầu đạn hạt nhân sẽ duy trì học thuyết "đảm bảo hủy diệt lẫn nhau" (MAD) cho mỗi quốc gia. Theo đó, chỉ cần một nước phóng ICBM, những nước còn lại sẽ phóng toàn bộ kho tên lửa hạt nhân vào các mục tiêu của đối phương. Khi đó, ICBM sẽ trở thành vũ khí hủy diệt thế giới. Điều này khiến không một quốc gia nào dám khơi mào chiến tranh hạt nhân, góp phần tạo ra sự ổn định chiến lược trên toàn thế giới.

kha nang huy diet cua ten lua dan dao xuyen luc dia

Số ICBM sẽ được phóng trên toàn thế giới theo học thuyết MAD. Đồ họa: Mod DB.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các quốc gia vẫn duy trì học thuyết MAD bằng ICBM. Năm 2011, Mỹ và Nga ký kết hiệp ước nhằm hạn chế kho ICBM của mình. Nhưng cũng có những nước như Israel, Ấn Độ hay Triều Tiên, luôn sử dụng khả năng răn đe hạt nhân để ngăn chặn xung đột với các đối thủ trong khu vực.

Khả năng phát triển và sản xuất ICBM của Bình Nhưỡng không hề kém cỏi, dù vẫn còn sơ khai và thường gặp thất bại trong các thử nghiệm. Jeffrey Lewis, giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu chống phổ biến vũ khí James Martin (JMCNS), cho biết mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên của Mỹ mang tên Redstone từng thất bại 9 trong 10 lần thử nghiệm đầu tiên.

Ông Lewis khẳng định chương trình tên lửa Triều Tiên đã chứng kiến cả thành công và thất bại, nhưng thành tựu của họ là đáng tôn trọng. Hồi năm 2000, tình báo Mỹ dự đoán Triều Tiên có thể sở hữu ICBM trước năm 2015, nhưng nước này đã hoãn tổ chức bắn thử tên lửa trong nhiều năm để giành lợi thế ngoại giao. "Mọi người thường nghĩ công nghệ Triều Tiên rất kém cỏi, nhưng thống kê cho thấy họ có tỷ lệ phóng thử thành công tới 50%", ông Lewis cho biết.

kha nang huy diet cua ten lua dan dao xuyen luc dia

Tính năng của tên lửa Hwasong-14. Bấm vào ảnh để xem bản đầy đủ.

Một thách thức lớn với ICBM là đảm bảo đầu đạn không bị hư hại trong quá trình hồi quyển, vốn tạo ra ma sát rất lớn với nhiệt độ hơn 1.000 độ C, trước khi được kích nổ bên trên mục tiêu. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo cho rằng những lần phóng thử gần đây chưa chứng minh việc Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ vận hành ICBM.

Tuy nhiên, với vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-14, Triều Tiên đã bước đầu sở hữu khả năng đe dọa trực tiếp tới lãnh thổ Mỹ. Nó sẽ gây nhiều khó khăn cho chính sách duy trì ảnh hưởng tại châu Á của Washington, đồng thời mang lại cho Bình Nhưỡng lợi thế ngoại giao không nhỏ, đúng với mục đích ra đời ban đầu của ICBM, chuyên gia Mizokami kết luận.

Theo VNE

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.