Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, các cấp, ngành, người dân Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Pháp.
Với những đóng góp to lớn trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) xứng đáng được đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Với nhiều cách làm sáng tạo trong việc tổ chức xét duyệt, thẩm định hồ sơ bảo đảm công khai, chính xác, đến nay, Hà Tĩnh đã chi trả trợ cấp cho 95.276 dân công hỏa tuyến theo Quyết định 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
90 tuổi đời, 64 năm tuổi Đảng nhưng ông Trần Sỹ Thoại, đảng viên Chi bộ thôn Kim Tân, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn luôn cống hiến cho quê hương bằng chính lời nói, hành động rất đỗi giản dị nhưng đầy ý nghĩa, nêu gương.
Trong bức thư gửi trước lúc hy sinh, liệt sỹ Phạm Quang Huy dặn vợ: "Nếu anh trở về được thì tốt, còn nếu không thì em hãy chăm sóc, nuôi dạy các con”. Gần 60 năm qua, bà Hồ Thị Hiệt ở thôn Thanh Hòa, xã Phù Lưu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) luôn khắc sâu trong lòng những lời dặn dò của chồng, một mình vượt bao vất vả, tủi cực, nuôi các con khôn lớn trưởng thành.
Gần 7 thập kỷ đã trôi qua nhưng mỗi khi tháng 5 về, lòng dân Việt Nam lại bồi hồi nhớ về ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm ròng rã “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.
Trong số gần 2.000 ngôi mộ của chiến sĩ cách mạng, người yêu nước hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Côn Đảo được chôn cất ở nghĩa trang Hàng Dương, có 793 ngôi mộ có tên tuổi cụ thể, số còn lại là những ngôi mộ vô danh.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo - nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” in đậm tội ác khủng khiếp của chế độ thực dân, đế quốc khi có đến gần 20.000 chiến sỹ cách mạng bị giam cầm, tra tấn và hy sinh.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp thành phố Hà Tĩnh luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách với nhiều hình thức thiết thực, ý nghĩa.
“Nhớ về những ngày tháng chiến đấu, tôi luôn cảm thấy tự hào khi được góp chút công sức nhỏ bé cùng đồng đội và Nhân dân làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”- cựu binh Bùi Văn Dào (94 tuổi, ở xã Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) bày tỏ.
Ngày 18 - 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, đề ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và thông qua Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến do Người soạn thảo.
75 năm trôi qua, thời gian đã lùi xa nhưng dư âm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng. Dưới lời hiệu triệu của Bác, toàn dân đã đứng lên quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc và đã giành thắng lợi vẻ vang.
Dù đã 67 năm trôi qua nhưng ký ức hào hùng về những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí cựu chiến binh Trần Văn Tứ (95 tuổi, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Chiều 18/12, Trường THCS Đan Trường Hội (xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoại khóa với chủ đề “Vẻ đẹp người lính cụ Hồ” nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
“Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Trong thiên sử vàng kháng chiến chống Pháp ấy, quân và dân Hà Tĩnh có những đóng góp không nhỏ vừa bảo vệ vững chắc địa phương, vừa tham gia kháng chiến chống Pháp khắp các mặt trận.
Chiến dịch Điện Biên Phủ - trang sử vàng của quân sự Việt Nam, mốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam đã trở thành cảm hứng cho các thi sỹ, nhạc sỹ. Từ trong những cảm xúc của người nghệ sỹ, hình ảnh Điện Biên Phủ càng trở nên lừng lẫy, anh hùng…