“Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn bồi hồi trong tôi”

(Baohatinh.vn) - Dù đã 67 năm trôi qua nhưng ký ức hào hùng về những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí cựu chiến binh Trần Văn Tứ (95 tuổi, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh).

“Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn bồi hồi trong tôi”

Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Ảnh: Tư liệu)

Chiến đấu quả cảm trên đồi Độc Lập

Tôi khá bất ngờ khi gặp ông Trần Văn Tứ (thôn Thái Kiều, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc) bởi dù năm nay đã bước sang tuổi 95 nhưng người cựu binh từng tham gia kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1949-1954 vẫn còn rất mẫn tiệp. Đặc biệt, khi nhắc đến trận đánh Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu” năm nào, ánh mắt ông vẫn sáng lên đầy tự hào.

“Tôi may mắn khi sớm được trở thành người lính Cụ Hồ và tham gia nhiều chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong đó, có mặt chiến đấu cùng đơn vị trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và cao điểm là chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 luôn khiến tôi vinh dự và tự hào” - ông Trần Văn Tứ chia sẻ.

“Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn bồi hồi trong tôi”

Cựu chiến binh chống Pháp Trần Văn Tứ.

Sinh năm 1926, trong một gia đình nghèo đông con ở Can Lộc, bố mất sớm, từ nhỏ, ông Tứ phải đi ở đợ, làm thuê cho địa chủ. Nhờ Cách mạng tháng Tám thành công, gia đình ông mới có ruộng cày. Năm 1949, ngay khi có đợt tuyển quân, ông Tứ đã xung phong vào bộ đội.

Ông Trần Văn Tứ nhập ngũ tháng 2/1949, được biên chế ở Đại đội 217, Tiểu đoàn 29, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 bộ binh. Ông từng cùng đơn vị chiến đấu trong chiến dịch Biên giới Thu Đông (1950), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (1950-1951)… và đặc biệt là chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, cao trào là chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954.

Trong rưng rưng hồi ức, ông Tứ xúc động nói với tôi, trận đánh nào ở Điện Biên Phủ cũng đáng nhớ nhưng ông nhớ nhất là trận đánh chiếm đồi Độc Lập vào chiều ngày 14/3/1954. Hôm đó, khoảng hơn 4h chiều, trong khi lựu pháo của ta bắn vào các cứ điểm địch thì lính bộ binh nhanh chóng tiến lên lùa bộc phá xuống các hàng rào kẽm gai để phá hủy mở đường tiến công.

Khí thế tấn công ào ạt của quân ta đã nhanh chóng phá tan hàng phòng thủ, tiến sát sào huyệt của địch. Đa số bọn lính lê dương (Bắc Phi) đều nhanh chóng bị quân ta tiêu diệt hoặc đầu hàng.

“Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn bồi hồi trong tôi”

Dù năm nay đã 95 tuổi nhưng ông Trần Văn Tứ vẫn rất minh mẫn. (Trong ảnh: Từ trái qua phải, Phó Chủ tịch Hội CCB Can Lộc Nguyễn Văn Duẩn, ông Trần Văn Tứ và vợ ông - bà Trần Thị Minh).

"Sau khi cùng anh em trong đại đội đột kích một lô cốt và bắt sống rất nhiều quân địch vẫn còn 1 tên cố thủ bên trong. Mọi người đang chần chừ vì lo nó dùng lựu đạn thì tôi xông lên. Vừa bước lên giao thông hào, tôi nhìn thấy tên lính da đen. Vừa tiến đến thì nó phóng ngay lưỡi lê vào tôi. Tôi vội lách mình né nhưng vẫn bị lưỡi lê đâm xuyên cánh tay phải. Nén đau, tôi lách mình dùng tay trái giữ lấy súng của nó và đạp mạnh vào nó. Khi nó ngã ra thì anh em nhào tới tóm gọn…” - ông Tứ vừa kể vừa vén tay áo cho tôi xem vết sẹo trên bắp tay phải của ông.

Cùng với việc giành thắng lợi ở đồi Him Lam, việc giành được đồi Độc Lập - cứ điểm mang tính chiến lược đã tạo bàn đạp để quân ta đánh vào phân khu trung tâm Mường Thanh xóa sổ những đơn vị bộ binh lê dương tinh nhuệ của quân Pháp, tạo đà thắng lợi cho chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

“Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn bồi hồi trong tôi”

Những huy hiệu, kỷ niệm chương do Nhà nước tặng thưởng cho CCB Trần Văn Tứ

Ân tình với Điện Biên

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 10/1954, ông Trần Văn Tứ cùng đơn vị về tiếp quản Thủ đô. Năm 1955, ông được cử đi học lớp ngắn hạn ngành thống kê. Sau đó về làm việc tại Phòng Vận chuyển, Bộ Công nghiệp. Năm 1957, vì điều kiện gia đình nên ông xin về quê chăm sóc mẹ già.

Năm 1958, ông cưới vợ là bà Trần Thị Minh (SN 1930), người cùng làng. Vợ chồng ông sinh được 5 người con (4 trai, 1 gái). Trong đó, người con thứ 3 là Liệt sỹ Trần Văn Dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào.

Có một điều đặc biệt, ông Tứ cho là nặng nợ ân tình với Điện Biên khi 2 người con trai và một người con gái của ông hiện đang lập nghiệp nơi chiến trường xưa của bố. Trong đó, người con trai đầu tên là Trần Văn Giáp (cái tên được ông Tứ đặt từ sự ngưỡng mộ vị chỉ huy vĩ đại trong chiến thắng Điện Biên Phủ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp), hiện là giám đốc một ngân hàng ở TP Điện Biên.

“Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn bồi hồi trong tôi”

Vợ chồng ông Trần Văn Tứ đều đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh và nhanh nhẹn, có thể tự làm mọi việc nhà và chăm sóc lẫn nhau.

Ông Trần Văn Tứ kể: “Sau những năm giải phóng, thống nhất đất nước (1975), tôi có trở về thăm chiến trường xưa. Khi đến thăm một gia đình từng cưu mang mình những năm chiến đấu, họ vui mừng lắm. Sau khi tay bắt, mặt mừng tiếp đãi, bà cụ dắt tôi ra chỉ vào một mảnh vườn xanh tươi cây trái và bảo: “Đây là vườn nhà chú đấy. Chú đưa thím và các cháu ra đây sống cho vui”. Lúc đó, tôi mới sực nhớ chuyện cũ và xúc động vô cùng đối với ân tình của đồng bào Điện Biên dành cho bộ đội”.

Thì ra, những ngày mới giải phóng Điện Biên, ông Tứ đã lái xe tăng, chiến lợi phẩm của Pháp, san ủi cải tạo mặt bằng vườn đồi cho một số hộ dân an cư lạc nghiệp. Lúc đó, ông nói đùa với một người là giữ cho ông miếng đất để sau này ra Điện Biên cất nhà sinh sống. Không ngờ, lời nói đó được đồng bào Điện Biên ghi nhớ suốt hơn 25 năm. Đó cũng là lý do sau này ông đồng ý để các con mình lập nghiệp ở mảnh đất này.

“Cho đến bây giờ, tôi vẫn luôn thấy mình may mắn và có phúc. Nhờ có Đảng, có cách mạng, gia đình tôi có ruộng cày, bản thân tôi là Bộ đội Cụ Hồ, được góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu”. Và nhất là bây giờ, khi bao nhiêu đồng đội đã hy sinh hoặc đã già yếu, mất mát, tôi vẫn còn sức khỏe, tỉnh táo để chứng kiến đất nước đổi thay từng ngày. Tôi có người bạn cùng chiến đấu là anh Trần Viết Tầm, ở Thạch Hà, không biết bây giờ anh còn sống không. Nếu chú có gặp thì cho tôi gửi lời hỏi thăm anh ấy” - ông Trần Văn Tứ bày tỏ.

“Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn bồi hồi trong tôi”

Thành phố Điện Biên ngày nay. Ảnh: Internet

Chia tay ông Trần Văn Tứ, trong lòng tôi vẫn vương vấn mãi những hình dung về một thời hào hùng của dân tộc, về những người lính của thời đại “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” đã làm nên một chiến thắng Điện Biên vang khắp năm châu, bốn biển.

Tôi không chắc mình có thể tìm được cụ Tầm để nhắn gửi tâm tư của cụ Tứ nhưng có một điều tôi chắc chắn là câu chuyện của cụ đã bồi đắp thêm vào tâm tư tôi lòng biết ơn sâu sắc đối với một thế hệ đã dành tuổi thanh xuân để cống hiến, hy sinh giành lại độc lập, hòa bình cho dân tộc.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.