Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Mặc dù giới chức quân sự Nga từng khẳng định rằng dây chuyền sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 vẫn sẽ được tiếp tục hoạt động, nhưng thực tế cho thấy điều này chưa diễn ra.

Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm đầy hứa hẹn - chiếc Su-57 của Nga đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về tài chính.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Căn cứ vào một số báo cáo, giá dầu thô có thể tác động đến việc sản xuất hàng loạt đối với dòng máy bay chiến đấu này và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cho lực lượng vũ trang Nga.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

“Nga tiếp tục phát triển các hệ thống tích hợp cho chiếc tiêm kích tàng hình này, bất chấp việc không có khả năng nhận được nguồn tài trợ cho việc sản xuất hàng loạt”, trang Rambler News của Mỹ cho biết.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Cần lưu ý rằng theo dự kiến thì chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon đầu tiên đã phải được bàn giao cho không quân Nga vào tháng 12 năm ngoái.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Nhưng đáng tiếc là vụ tai nạn xảy ra với ngay chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên đã khiến dự định trên bị đổ bể. Giới phân tích lo ngại rằng vì việc này mà dây chuyền lắp ráp Su-57 sẽ bị đình chỉ, bất chấp Moskva vẫn nói cứng rằng kế hoạch không có gì thay đổi.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc sản xuất hàng loạt dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 tối tân này đang diễn ra.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Chính vì vậy đã xuất hiện rất nhiều câu hỏi về việc ngoài yếu tố kỹ thuật, liệu tình hình kinh tế hiện tại có khiến kế hoạch bàn giao tiêm kích Su-57 cho không quân Nga bị ảnh hưởng hay không.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Đáng chú ý là ngoài tiêm kích tàng hình Su-57, hàng loạt vũ khí thế hệ mới, nhận rất nhiều kỳ vọng của quân đội Nga cũng đang lâm vào hoàn cảnh tương tự.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

“Đây cũng là trường hợp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, được xem là một dự án công nghệ cao và mang lại hiệu quả lớn trên chiến trường tương lai”.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

“Tuy nhiên tương tự như trường hợp của Su-57, Nga không đủ khả năng để đưa T-14 vào sản xuất hàng loạt cho dù dự định chế tạo tới 2.300 chiếc, thiếu tiền cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều tính năng của T-14 chưa đáp ứng yêu cầu”.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

“Các chuyên gia cũng đề cập đến những vũ khí đầy triển vọng khác của Nga. Đó là ngư lôi hạt nhân Poseidon, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat và tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik”, Rambler News cho biết.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Vào tháng 12 năm ngoái, Giám đốc điều hành của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Sergei Chemezov tuyên bố rằng việc giao hàng số lượng lớn của Su-57 sẽ sớm diễn ra.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Các máy bay chiến đấu tàng hình này theo kế hoạch sẽ bắt đầu hiện diện trong kho vũ khí của lực lượng hàng không vũ trụ Nga từ năm 2020, tuy nhiên hiện tại ngay cả thời điểm giao hàng đầu tiên trong năm nay vẫn chưa được biết.

Khó khăn tài chính khiến Nga chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57

Dễ nhận thấy vấn đề khó khăn về tiền bạc đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga chịu nhiều bất lợi so với đối thủ và dần đánh mất vị thế của mình.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.