Không phải vaccine, điều gì đang kiềm chế tốc độ lây lan COVID-19 ở Mỹ

Các chuyên gia y tế đang dành lời khen ngợi cho thất cả những ai tích cực đeo khẩu trang và giãn cách xã hội tại Mỹ. Nỗ lực của họ đang được đền đáp.

Không phải vaccine, điều gì đang kiềm chế tốc độ lây lan COVID-19 ở Mỹ

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Với chỉ 4% dân số Mỹ đã được tiêm vaccin phòng COVID đầy đủ, các chuyên gia cho rằng người Mỹ cần phải tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ nhất để ngăn chặn các biến thể mới lây lan nhanh hơn phá hoại những thành quả đạt được.

Ngày 15/2, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết họ đã nhận diện 7 biến thể SARS-CoV-2 mới đang lây lan ở Mỹ.

“Chúng ta chắc chắn muốn bảo vệ hiệu quả đầy đủ của các loại vaccine bằng cách ngăn chặn những biến thể virus mới, tuy vậy, các loại vaccine này vẫn hiệu quả, và chúng tiếp tục hữu ích”, Tiến sĩ Wilbur Chen, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Maryland khẳng định. Ông Chen cũng là một thành viên Uỷ ban cố vấn của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC).

Nước Mỹ đã trải qua giai đoạn cao trào lây nhiễm mới hàng ngày, ca nhập viện và tử vong vào đầu tháng 1 sau thời gian nghỉ lễ cuối năm 2020.

Nhưng sau đó, số ca nhiễm mới và nhập viện đã giảm mạnh. Các bác sĩ đã chỉ ra một số lý do giải thích cho điều này.

“Thứ nhất, chúng ta thoát khỏi những con số thực sự cao sau kỳ nghỉ. Thứ hai, có những bằng chứng rõ ràng là người dân đang làm tốt hơn giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Thứ ba, tôi nghĩ trong nhiều cộng đồng, chúng ta đã ghi nhận quá nhiều ca lây nhiễm đến mức đạt được miễn dịch dân số ở mức nào đó. Không phải miễn dịch cộng đồng, nhưng đủ miễn dịch dân số khiến virus giảm tốc lây lan”, Tiến sĩ Ashish Jhan, tại trường Y tế Cộng đồng Đại học Brown, nhận xét.

Dự kiến phải mất vài tháng nữa nước Mỹ mới tiêm chủng được cho phần lớn dân số. Khoảng 14 triệu người hiện đã tiêm đủ cả 2 liều, nhưng mới chiếm khoảng 4% dân số.

Nhưng trên 11% dân số Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine. Và điều đó có thể đóng góp phần nào vào việc giảm số ca nhập viện do COVID-19 – theo Tiến sĩ Paul Offit, Giám đốc Trung tâm giáo dục về vaccine tại Bệnh viện Nhi Philadelphia.

“Hầu hết người được tiêm mới chỉ nhận mũi đầu tiên, và điều đó cung cấp miễn dịch chưa đầy đủ, miễn dịch ngắn hạn”, ông Offit nói.

Trong khi đó, Tiến sĩ Jonathan Reiner – giáo sư phẫu thuật tại Đại học George Washington, cho rằng việc người dân ngày càng chấp nhận đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội đang giúp kiểm soát số ca nhiễm mới giảm xuống. “Chưa bao giờ có nhiều người đeo khẩu trang như vậy kể từ khi đại dịch bùng phát”, ông Reiner nói với CNN.

Nguy cơ từ các biến thể mới

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày tại Mỹ hiện là 90.416 – giảm mạnh so với mức đỉnh điểm là khoảng 250.000 ca vào đầu tháng 1. Trong vòng 24 giờ tính đến 6h sáng 16/2 (theo giờ VN), nước Mỹ chỉ ghi nhận 46.800 ca nhiễm mới, tương đương khoảng 34% so với mức nhiễm mới 132.447 ca vào ngày 6/1.

Trên 42.500 người Mỹ đã tử vong vì COVID chỉ trong 2 tuần qua, tương đương trung bình mỗi ngày trên 3.000 người.

Trong khi đó, các biến thể mới tiếp tục lây lan, đe doạ gây ra những cơn sóng mới.

Không phải vaccine, điều gì đang kiềm chế tốc độ lây lan COVID-19 ở Mỹ

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

“Chúng ta đã trải qua ba làn sóng dịch. Việc có hứng chịu làn sóng thứ tư hay không phụ thuộc vào chúng ta”, cựu Giám đốc CDC Tom Frieden.

“Không chỉ số người tử vong sẽ tăng trong làn sóng thứ tư, mà còn nguy cơ các biến thể nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện nếu xảy ra lây lan không kiểm soát”, ông Frieden cảnh báo.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia y tế cho rằng các nhà chức trách không nên nới lỏng các hạn chế, như quy định về khẩu trang vào lúc này.

Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky phát biểu: “Thật đáng khích lệ khi thấy những xu hướng dịch đang đi xuống, nhưng chúng ta đang đi xuống từ một vị trí cực kỳ cao”.

Bà Walensky bổ sung: “Nếu chúng ta muốn cho con cái mình đi học trở lại, tôi tin rằng chúng ta đều muốn vậy, thì tất cả phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ở nơi đó. Chúng ta cần phải có trách nhiệm giảm lây lan cộng đồng, bao gồm đeo khẩu trang, để đưa con cái và xã hội chúng ta hoạt động trở lại”.

Không phải vaccine, điều gì đang kiềm chế tốc độ lây lan COVID-19 ở Mỹ

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở California, Mỹ ngày 11/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà khoa học cho biết, các biến thể mới của SARS-CoV-2 ở Mỹ bao gồm cả loại phát sinh trong nước chứ không chỉ lây lan từ nước ngoài.

Theo CDC, hơn 1.100 ca lây biến thể B.1.17, lần đầu xuất hiện tại Anh và có tốc độ lây lan mạnh, đã được ghi nhận tại 39 tiểu bang của Mỹ. Khoảng 1/3 số đó ở bang Florida.

Biến thể B.1.351 ở Nam Phi cũng được ghi nhận ở Mỹ, và là biến thể đáng lo ngại vì chúng có thể khiến vaccine kém hiệu quả.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định một loạt đột biến đáng lo ngại mới trong các mẫu ở Mỹ, khiến virus dễ lây lan hơn.

Theo Thu Hằng/Báo Tin tức

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.