Kiên quyết bác bỏ những luận điệu phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945

(Baohatinh.vn) - Khái quát đầy đủ ý nghĩa thắng lợi lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và Nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”1.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thế nhưng đi ngược lại ý nghĩa, sự thật lịch sử đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, một số học giả phương Tây cho rằng: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sai lầm lịch sử”, “không có gì thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam chẳng qua chỉ là thay từ chế độ “vua trị” sang chế độ “đảng trị”; “đó là sự ăn may, vì Nhật thua trong chiến tranh thế giới thứ hai, chứ Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì”, rằng “do khoảng trống quyền lực, nên Việt Nam dễ giành được kết quả nhanh chóng”; Cách mạng tháng Tám là “nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam”; “nếu không có Cách mạng tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”2...

Rõ ràng đây là những luận điệu hết sức nguy hiểm, thâm độc, phủ nhận hoàn toàn sự thật, giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc cách mạng đối với Nhân dân Việt Nam và các quốc gia trên thế giới; cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức cảnh giác và kiên quyết đấu tranh phản bác.

Trước tiên, Cách mạng tháng Tám năm 1945 không phải là “sai lầm lịch sử”, lại càng không phải là “sự ăn may” do “khoảng trống quyền lực” “nên Việt Nam mới dễ giành được kết quả nhanh chóng” như sự xuyên tạc của những kẻ cơ hội chính trị, học giả tư sản. Mà thắng lợi này là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam một cách độc lập, tự chủ, đúng đắn với chiến lược, sách lược phù hợp, linh hoạt. Đồng thời là kết quả của quá trình chuẩn bị, kết hợp đường lối quân sự, chính trị đúng đắn, nghệ thuật lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ bối cảnh dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình nghiên cứu các học thuyết, mô hình cách mạng trên thế giới, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đi đến kết luận: Cách mạng Việt Nam muốn thành công phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin, phải đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đưa cách mạng đi đến thắng lợi, Người đã truyền bá nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, vận dụng lí luận về xây dựng đảng kiểu mới của Lê-nin để sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Chiến tranh kết thúc ở châu Âu, Hồng quân Liên Xô tiến công đánh bại phát xít Nhật tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Khi kẻ thù cũ đã “đứng im”, nhưng kẻ thù mới chưa kịp đến, tạo thành tình thế so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng. Ở trong nước, đến năm 1945, mọi chuẩn bị của Đảng ta về lực lượng, đường lối, phương châm tác chiến đã hoàn thiện, cao trào cứu nước của toàn dân đã dâng lên tới đỉnh cao nhất. Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh đã chuẩn bị các điều kiện về chính trị, quân sự, tổ chức (ra Chỉ thị, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng, thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng và chuẩn bị Đại hội Quốc dân) để phát động toàn dân khởi nghĩa.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về mọi mặt, dự đoán chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chớp thời cơ, phát động quần chúng tổng khởi nghĩa, giành chính quyền, đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Ảnh tư liệu

Sau Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”3… Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về mọi mặt, dự đoán chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chớp thời cơ, phát động quần chúng tổng khởi nghĩa, giành chính quyền, đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, chứ không phải là “sự ăn may” do “khoảng trống quyền lực”, mà phải khẳng định “công lao thuộc về những người cộng sản”.

Thứ hai, Cách mạng tháng Tám không phải là “nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam” như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Nhân dân ta giành được chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được bao lâu thì ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại cướp nước ta một lần nữa. Trước tình thế đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách giữ gìn hòa bình tránh “cuộc chiến tranh đổ máu vô nghĩa”. Tuy “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”4. “Với tinh thần thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”5, quân và dân ta đã trường kỳ kháng chiến và giành thắng lợi, làm nên mốc son Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương.

Song, với bản chất hiếu chiến, thực dân Pháp đã cấu kết và bật đèn xanh cho Đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược Việt Nam và Đông Dương, buộc nhân dân ta phải bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm. Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, nhân dân ta đã liên tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, tay sai ngụy quyền, giành thắng lợi bằng đỉnh cao Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chính bản chất hiếu chiến, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, bè lũ tay sai là nguyên nhân sâu xa, trực tiếp dẫn đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chứ không phải do “Cách mạng Tháng Tám năm 1945” như các thế lực thù địch đã xuyên tạc.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng Tám đã tạo cơ đồ, vị thế, địa vị làm chủ của Nhân dân ta.

Thứ ba, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không phải là sự chuyển giao từ chế độ “vua trị” sang “đảng trị” mà là sự thay đổi về bản chất, từ chế độ quân chủ phong kiến sang chế độ dân chủ cộng hòa, từ chế độ cai trị tàn bạo của thực dân phong kiến sang chế độ nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước dân chủ nhân dân.

Cách mạng tháng Tám đã tạo cơ đồ, vị thế, địa vị làm chủ của Nhân dân ta. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu, không có tên trên bản đồ thế giới, trình độ dân trí thấp, với 95% dân số không biết viết, không biết đọc. Nạn đói do phát xít Nhật gây ra đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người, bằng khoảng 10% dân số của cả nước. Sau khi tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu nhiệm vụ cấp bách, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, “diệt giặc đói”, xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ văn hóa nô dịch chế độ thực dân phong kiến, phát triển phong trào bình dân học vụ. Giặc đói được đẩy lùi. Uy tín của Đảng, Chính phủ ngày càng được nâng cao trong quần chúng. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra thành công trong cả nước, đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại. Sự khác nhau này bác bỏ hoàn toàn sự thêu dệt: “không có gì thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam” sau Cách mạng tháng Tám thành công.

Vị thế, tiềm lực do công cuộc đổi mới chúng ta tạo dựng hôm nay càng chứng minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là hết sức đúng đắn.

Thắng lợi của Cách cách mạng tháng Tám đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, có ý nghĩa thời sự trong lãnh đạo, xây dựng, chuẩn bị lực lượng cho cách mạng, nghệ thuật chớp thời cơ, khởi nghĩa từng phần, đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Thành quả, giá trị Cách mạng tháng Tám tạo nền tảng cho thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc... Vị thế, tiềm lực do công cuộc đổi mới chúng ta tạo dựng hôm nay càng chứng minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là hết sức đúng đắn, là “yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”6. Thực tế này càng bác bỏ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc, thâm độc, phủ nhận thành quả cách mạng dân tộc của những kẻ phản động, cơ hội, luôn đi ngược lại lợi ích dân tộc và nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Đồ họa: TTXVN

-------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tập 7, tr.25 GS.TS.Vũ Văn Hiền,

2. Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đại hội XIII của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, H.2020, tr.25-26

3. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tập 3, tr. 596

4. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.218.

5. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.534

6. Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Phú Trọng

Đọc thêm

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Hoàn thành các nội dung, hồ sơ để trình Trung ương Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025, Hà Tĩnh đang tiếp tục triển khai nhiều phần việc liên quan về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo đã có cuộc trao đổi với Báo Hà Tĩnh liên quan nội dung này.
Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Kỷ niệm 207 năm ngày sinh Các Mác là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - mở đường phát triển

Hoàn thành đồng bộ, bài bản, chất lượng các bước, quy trình, thủ tục, Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ thông qua để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã năm 2025, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển trên chặng đường mới.
Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.
Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.
Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).