Kịp thời xử lý vi phạm hành chính để răn đe, giáo dục trong cộng đồng

(Baohatinh.vn) - Tham gia thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội các tỉnh đóng góp nhiều ý kiến chất lượng.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 16/5, Quốc hội thảo luận tổ về 3 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận tham gia nhiều ý kiến chất lượng.

bqbht_br_1toso3thaoluanchieu165-1724.jpg
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Lê Văn Hiệu chủ trì thảo luận tổ số 3 vào chiều 16/5.

Làm rõ cơ sở xác định mức phạt tiền tối đa

Thảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định việc sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, thống nhất với việc sửa đổi Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

bqbht_br_3buisyhoanchieu165.jpg
Đại biểu Bùi Sỹ Hoàn (đoàn Hải Dương) đề xuất quy định cụ thể về xét hành vi trong bối cảnh nào thì chuyển vụ việc.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu cho rằng vi phạm hành chính cần được xử lý kịp thời để nhanh chóng lập lại trật tự quản lý hành chính bị xâm phạm, răn đe và giáo dục người vi phạm cũng như cộng đồng. Rà soát chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm thống nhất với pháp luật có liên quan.

Đồng thời, bổ sung nguyên tắc xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ở những nhóm hành vi vi phạm có cùng tính chất để giới hạn về thời hiệu xử phạt. Làm rõ lý do bổ sung các lĩnh vực mới và cơ sở xác định mức phạt tiền tối đa bảo đảm tính thuyết phục.

Kịp thời xây dựng trình tự, thủ tục, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, thể chế hóa Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

bqbht_br_5nguyenngocsonchieu165.jpg
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) phát biểu tại buổi thảo luận.

Rà soát các quy định về chuyển giao nhiệm vụ của HĐND, UBND cấp huyện, bảo đảm phù hợp với thẩm quyền của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp xã; quy định trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh quy định áp dụng riêng cho địa phương cấp xã thì sau khi sáp nhập sẽ được áp dụng như thế nào. Quy định chủ tịch UBND cấp tỉnh được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phân cấp thẩm quyền của mình cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác.

Quy định phạm vi nội dung HĐND và UBND cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tránh chồng chéo về thẩm quyền. Kịp thời xây dựng trình tự, thủ tục, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã đảm bảo có hiệu lực đồng bộ với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp đi vào hoạt động theo lộ trình quy định.

Phát huy tính chủ động và trách nhiệm giải trình của cơ quan trình

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội, các đại biểu tán thành cao với sự cần thiết ban hành nghị quyết, bảo đảm triển khai hiệu quả, thông suốt hoạt động của Quốc hội sau sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn mới.

bqbht_br_2leanhtuanchieu165v2-1.jpg
Đại biểu Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị trong hồ sơ gửi thẩm định, thẩm tra và hồ sơ trình cần bao gồm nội dung đánh giá, rà soát về tính tương thích của dự thảo văn bản với các điều ước quốc tế có liên quan.

Các đại biểu đề xuất cần quy định việc báo cáo xin phép vắng của đại biểu Quốc hội được thực hiện qua App Quốc hội, tạo thuận lợi cho đại biểu Quốc hội và việc tiếp nhận, xử lý thông tin được nhanh chóng, kịp thời. Việc quyết định cơ cấu tổ chức các cơ quan của Quốc hội phải được Quốc hội quyết định trước để làm căn cứ tiếp theo cho Quốc hội quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các đại biểu tán thành phương án quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý và báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các nội dung về kinh tế - xã hội được xem xét, thông qua tại 1 kỳ họp. Phương án này sẽ phát huy tính chủ động và trách nhiệm giải trình của cơ quan trình đối với các nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định về kinh tế - xã hội.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.