"Kỷ luật cán bộ mắc sai phạm là việc cần phải làm"

Việc kỷ luật cán bộ mắc sai phạm là việc cần phải làm, không trong sạch phải kiểm điểm, phê bình bằng hình thức kỷ luật phù hợp.

Ngày 3/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phát đi Thông báo kỳ họp thứ 15, kết luận những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kỉ luật cảnh cáo bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

ky luat can bo mac sai pham la viec can phai lam

Kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ảnh: Cổng TTĐT UBKTTW)

Nhận xét về kết luận này, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu cụ thể những vi phạm về những điều đảng viên không được làm.

Những ý kiến khác cho rằng, bà Hồ Thị Kim Thoa đã vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, chậm báo cáo, chưa tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần theo quy định của pháp luật; không báo cáo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) xử lý và xử lý không đúng số tiền lãi vay được ngân hàng cho miễn 6,7 tỷ đồng… Như vậy là rất nghiêm trọng.

Ông Đỗ Văn Kỳ (80 tuổi, ở Khu đô thị Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) nhận xét: “Qua thông báo của Ủy ban Kiểm tra có thể thấy Đảng đã kết luận là nghiêm trọng, tôi tin rằng những vụ như thế này Đảng sẽ thi hành xử lý đến nơi đến chốn để tạo niềm tin cho toàn dân. Chúng tôi rất phấn khởi bởi thấy rằng Đảng làm không có vùng cấm”.

Về trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Theo ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc kỷ luật cán bộ mắc sai phạm là việc cần phải làm, không trong sạch cũng phải kiểm điểm, phê bình bằng hình thức kỷ luật phù hợp, đúng với vi phạm.

Qua sự việc này, cần có cơ chế giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền để xem tài sản của người kê khai do đâu mà có, chứ không phải yêu cầu kê khai tài sản rồi để đấy.

Cũng với quan điểm này, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Đường, nguyên Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiến nghị cần phải quy định cụ thể cơ chế giám sát việc kê khai tài sản và đối tượng nào phải công khai bản kê khai tài sản trong Luật phòng, chống tham nhũng hiện đang được nghiên cứu sửa đổi.

Trước khi giữ cương vị cao hoặc người giữ chức vụ lãnh đạo phải công khai tài sản qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa lên mạng internet của bộ, ngành về kê khai tài sản của mình để mọi người biết tài sản của anh có những gì.

"Sau này khi có yêu cầu giải trình về tài sản tăng thêm thì phải chứng minh được tài sản của mình là minh bạch, hợp pháp. Nếu không chứng minh được nguồn gốc số tài sản sau kê khai thì đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ và xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật” - ông Trần Ngọc Đường nêu ý kiến.

Theo VOV

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.